Nội dung chi tiết

Chợ Phong Thử xưa
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 11/05/2011 .Lượt xem: 12845 lượt. [In bài]

Từ một góc buôn bán nhỏ, Phong Thử đã trở thành chợ lớn thu hút người dân từ nhiều vùng đến giao thương...

Sự phát triển của chợ Phong Thử (Điện Bàn) gắn liền với tên tuổi nhà hoạt đông Duy tân đương thời quê ở làng Phong Thử, đó là My Sanh Phan Thúc Duyện (1873-1944). Ông là nguời có công đầu trong việc di dời và xây dựng lại ngôi chợ bề thế hơn so với trước, và chợ Phong Thử ngày nay cũng được xây dựng trên nền chợ cũ do ông xây dựng trước kia. Nguyên trước đây chợ Phong Thử được dựng trên một mảnh đất nhỏ ở ấp Ba Long (thuộc làng Phong Thử), bốn phía vào chợ đều phải lội nước. Chợ có quy mô nhỏ được làm bằng tranh tre, hàng hóa chủ yếu là sản phẩm do người dân trong làng mua bán, trao đổi với nhau. Khoảng cuối năm 1939 đầu năm 1940, chợ Phong Thử cũ không may bị hỏa hoạn thiêu rụi. Sau đó, cụ Phan Thúc Duyện bèn đứng ra vận động xin di dời và xây dựng lại chợ Phong Thử ở một địa điểm mới thuận lợi hơn cho việc buôn bán, tập kết hàng hóa...

Để có kinh phí, sau nhiều ngày đêm suy tính, cụ Phan Thúc Duyện đã quyết định huy động kinh phí trong nhân dân để xây dựng chợ mới. Nghĩ là làm, ông cùng với làng xã vận động mỗi hộ đóng góp nửa sào ruộng và sẽ hoàn trả sau 3 năm. Hộ nào có tiền thì góp tiền, không có tiền thì góp ruộng. Số ruộng đóng góp này sẽ hoán đổi cho những người có mặt bằng tại khu chợ mới. Hưởng ứng chủ truơng của ông, rất nhiều hộ đã đóng góp nhiệt tình. Khi đã có được mặt bằng xây dựng chợ do hoán đổi đất, ông giữ lại phần đất trung tâm để làm chợ, còn 3 phía ông phân thành từng nền nhà kích thước 6m x 20m, cứ 4 nền nhà thì ông chừa một con đường nhỏ để dẫn vào chợ và cũng để làm lối thoát phòng khi hỏa hoạn xảy ra. Ông công khai bán đấu giá những nền nhà này cho nhân dân ở hoặc làm chỗ buôn bán. Số tiền thu được từ việc bán đất gộp với số tiền nhân dân đóng góp để xây chợ...

Qua hơn một năm xây dựng, đến đầu năm 1942, chợ Phong Thử đã hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng. Ngày khánh thành chợ được tổ chức rất linh đình, trọng thể. Nhân dân trong làng Phong Thử nô nức kéo đến từ Ái Nghĩa, Nông Sơn, Tư Phú, Bảo An... Đích thân Công sứ Pháp và Tổng đốc Quảng Nam về cắt băng khánh thành.  Không khí khai trương càng nhộn nhịp hơn khi có gánh hát tuồng về phục vụ cho bà con mấy ngày mấy đêm liền. 

Chợ Phong Thử được xây mới ngay trên trục tỉnh lộ Vĩnh Điện - Ái Nghĩa, gần ga tàu hỏa Kỳ Lam và ngay sát bến Hục sông Thu Bồn. Chợ được xây bằng gạch, lợp ngói rất khang trang. Về tổng thể, chợ gồm 1 đình lớn ở giữa (6m x 18m), hai bên và phía sau đình là dãy hàng quán, ở giữa có một giếng nước để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt trong chợ. Việc bố trí hàng hóa buôn bán tại chợ cũng được sắp xếp một cách gọn gàng, sạch sẽ, hàng nào ra hàng nấy rất thuận lợi cho người bán lẫn người mua. Đặc biệt, tại dãy nhà phía sau chợ có một tầng lầu bằng gỗ gắn một chiếc đồng hồ treo tường lớn để người đi chợ qua lại xem giờ.

Do nằm ở vị trí thuận lợi nên xe cộ lưu thông từ Ái Nghĩa - Vĩnh Điện thường ngừng trước chợ để trao đổi, mua bán hàng hóa. Các ghe thuyền chở sản vật, thổ sản từ khắp nơi cập bến Hục (sông Thu Bồn), rồi theo cống Phong Thử tập kết về chợ. Xét trong bối cảnh lịch sử Quảng Nam vào những năm đầu thập niên 40 thế kỷ XX, có thể nói lúc bấy giờ chưa có một chợ quê nào mà nhịp sống, sinh hoạt, trao đổi mua bán nhộn nhịp như ở chợ Phong Thử. Hàng ngày xe cộ liên tục đến rồi đi, ghe thuyền đua nhau cập bến để vận chuyển hàng hóa. Chợ lúc nào cũng đông người mua bán, bộ mặt làng quê Phong Thử ngày càng sầm uất, đông vui...

Chợ Phong Thử xưa thuộc làng Phong Thử (nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn). Làng Phong Thử nằm ở ven sông Thu Bồn, đất đai tuy nhiều nhưng ruộng lúa nước tương đối ít, bởi vậy người dân Phong Thử sống chủ yếu bằng nghề trồng bông, nuôi tằm dệt vải và làm nghề buôn bán nhỏ. Dân số của làng Phong Thử vào những năm đầu thế kỷ XX có gần 200 hộ, khoảng 400 tráng đinh. 

 

 

AN TRƯỜNG (Theo Báo Quảng Nam)

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
“Bà đỡ” của nông dân
Xây dựng Điện Bàn thành thị xã
Thu hút đầu tư: Động lực mới của Điện Bàn
Lộc biển
Vì một ngày mai
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống
Du lịch nhà vườn Triêm Tây
Ông Cường hàng vải
“Người thổi tù và” thời nay
Hiệu quả từ việc ứng dụng phương pháp bảo quản thức ăn xanh cho trâu bò dự trữ cho mùa mưa lũ
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm