Nội dung chi tiết

Điện Phương, tiềm năng và phát triển
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 16/05/2011 .Lượt xem: 5416 lượt. [In bài]

- Hữu Dũng -

Là cầu nối giữa hai di sản văn hoá thế giới Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Xã Điện Phương, Điện Bàn có nhiều làng nghề truyền thống. Sông Thu Bồn thơ mộng, hiền hoà 4 mùa trĩu nặng phù sa. Người dân giàu lòng nhân hậu và hiếu khách. Với tiềm năng và lợi thế, Điện Phương sẽ vững vàng cùng với huyện nhà xây dựng đô thị trong một ngày không xa.

Điều kiện xây dựng đô thị

Đầu xuân Tân Mão 2011, xã Điện phương tổ chức buổi họp mặt những người con sống xa quê. Dịp này mọi người được nghe các đồng chí lãnh đạo khái quát về thành tựu kinh tế-xã hội trong thời gian qua. Ai nấy đều phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương mình, lạc quan tin tưởng sự phát triển đi lên của xã nhà trong tương lai.

Dựa vào thế mạnh đất và người mà thiên nhiên ưu đãi, cấp uỷ, chính quyền địa phương thảo luận tìm hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, nâng cao đời sống cho nhân dân. Những năm gần đây, Điện Phương là một trong những địa phương ở huyện Điện Bàn đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu kinh tế, bằng hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp(NN)–công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN)-thương mại dịch vụ (TMDV) sang kinh tế TMDV-DL-CNTTCN-NN và được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ. Năm 2010 giá trị TMDV-DL đạt gần 92 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2009; giá trị sản xuất CNTTCN đạt trên 24 tỷ đồng tăng hơn 30% so với năm 2009, NN đạt trên 15 tỷ đồng tăng hơn 3% so với năm 2009, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng thu hẹp, hộ khá giàu ngày càng tăng.

Kinh tế ổn định, cán bộ và nhân dân phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm phục vụ dân sinh. Năm 2010, xã Điện Phương đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng công trình Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ cở sở 3 tại thôn Thanh Chiêm với tổng kinh phí xây dựng trên 530 triệu đồng; hoàn thành 1,4 km đường bê tông với tổng kinh phí trên 673 triệu đồng; xây dựng 1 km bê tông kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất với tổng kinh phí hơn 670 đồng; 11/11 thôn xây dựng và hoàn thiện Nhà văn hoá thôn với tổng kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí vận đông trong nhân dân, Nhà văn hoá thôn được trang bị các thiết chế tương đối đầy đủ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân, an ninh quốc phòng được giữ vững, đạt Đảng bộ trọng sạch vững mạnh năm 2010.

Cùng với huyện nhà xây dựng thị xã vào năm 2015

Đảng bộ và nhân dân xã Điện Phương tiếp tục phát huy và lấy mốc năm 2011 làm điểm nhấn để xây dưng quê hương tươi đẹp, giàu mạnh hơn. Là năm đầu tiên đảng bộ xã Điện Phương triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ XII, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ về TMDVDL và CNTTCN. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện xã hội hoá đô thị.

Theo ông Lê Doãn Bình-Chủ tịch UBND xã, để Nghị quyết trở thành hiện thực đi vào cuộc sống, ngay từ năm 2011 cán bộ và nhân dân cùng hệ thống chính trị từ xã đến thôn đều nhập cuộc, với một quyết tâm đưa giá trị sản xuất toàn nền kinh tế xã nhà tăng từ 21 đến 22% so với năm 2010, trong đó giá trị TMDVDL tăng từ 24-25%, giá trị sản xuất ngành nghề CNTTCN tăng từ 15-16%, giá trị ngành nông lâm ngư nghiệp tăng từ 3-3,5%. Để đạt được mục tiêu đó, Điện Phương sẽ dựa vào TMDVDL làm đồn bãy, làm mũi nhộn đột phá trong 3 ngành kinh tế của xã. Tập trung quy hoạch, phát triển TMDV dọc tuyến giao thông của xã từ Cầu Mống đến Cống Ông Đá, phát triển mở rộng các loại hình kinh doanh phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn xã và các khu vực lân cận. Dựa vào cơ chế thông thoáng của tỉnh, huyện, xã Điện Phương tạo mọi điều kiện thuận lợi mời gọi các nhà doanh nghiệp đến làm ăn, đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sông nước, du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề. Đặc biệt, du lịch Nhà vườn Điện Phương-Triêm Tây làm tâm điểm kết nối với các điểm du lịch tại Cụm công nghiệp Đông Khương, làng đúc đồng Phước Kiều cùng các di tích lịch sử văn hoá hiện có tại địa phương. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống như ngành mộc chạm khảm, mộc dân dụng, gốm đỏ, chiếu chẻ và ẩm thực truyền thống của địa phương để thu hút khách tham quan du lịch. Tổ chức tốt hoạt động hiệp hội làng đúc Phước Kiều và thành lập các hội làng nghề truyền thống. Phối hợp cùng các ban ngành chức năng của huyện hoàn thành đề án triển khai phát triển làng nghề Đông Khương. Tạo điều kiện và khuyến khích các cở sở sản xuất, hộ nhân dân đổi mới công nghệ, ngành nghề mới, đa dạng hoá sản phẩm xây dựng thương hiệu, đồng thời chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm đi đôi với đào tạo nghề và mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vận động các nông hộ thay đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn heo, phát triển mạnh kinh tế vườn, kinh tế trạng trại, vệ sinh môi trường trong sạch lành mạnh, an ninh trật tự trên địa bàn luộn được giữ vững.

Tương lai không xa chắc chắn Điện Phương sẽ có những hạng mục công trình được đầu tư xây dựng khơi nguồn trổi dậy tiềm năng, lợi thế góp phần mang lại những lợi ích về kinh tế cho địa phương, góp phần cùng với huyện nhà thực hiện dự án xây dựng vệt đô thị kết nối trong quy hoạch tổng thể thị xã Điện Bàn vào năm 2015.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Chợ Phong Thử xưa
“Bà đỡ” của nông dân
Xây dựng Điện Bàn thành thị xã
Thu hút đầu tư: Động lực mới của Điện Bàn
Lộc biển
Vì một ngày mai
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống
Du lịch nhà vườn Triêm Tây
Ông Cường hàng vải
“Người thổi tù và” thời nay
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm