Nội dung chi tiết

Khuyến nông Điện Bàn sau 5 năm nhìn lại
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 28/07/2011 .Lượt xem: 5657 lượt. [In bài]

- Thành Chung -

Với vai trò là chiếc cầu nối giữa khoa học và thực tiễn - giữa nghiên cứu và sản xuất, công tác khuyến nông giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, là con đường huyết mạch đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân.

Thông qua khuyến nông, trình độ sản xuất của người nông dân được tăng lên, giúp họ có khả năng tiếp cận với những cái mới, nắm vững và xử lý thông tin một cách khách quan để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình. Nhìn lại chặng đường hoạt động sôi nổi trong 5 năm qua (2006-2010), khuyến nông Điện Bàn càng thêm vững bước trên con đường thực hiện vai trò của mình trong 5 năm đến.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện cộng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, hội, đoàn thể các cấp, công tác khuyến nông 5 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hàng trăm mô hình trình diễn đã được triển khai và nhân rộng thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân; từng bước tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.

Thông qua các mô hình trình diễn giống mới ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo chiều hướng tích cực với rất nhiều giống triển vọng đã được cơ cấu vào sản xuất, điển hình như giống Lúa: Bio 404, QH5, B-TE1...; Bắp NK54, SSC 586, B06, bắp nếp MX8, MX10; Lạc: L14, TB25..; Khổ qua Big 14, ớt Chỉ Thiên 27, ớt Trang Nông, dưa hấu An Tiêm, đậu xanh cao sản ĐX 208; Giống hoa Lyly... Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu về giống cỏ mới phục vụ chăn nuôi bò theo hình thức bán công nghiệp, nhiều giống cỏ cao sản có chất lượng tốt nhất như TD58 (cỏ sả lá lớn), K280 (cỏ sả lá nhỏ), cỏ Ruzi và cỏ VA06 đã được mang về trình diễn và nhân rộng tại nhiều địa phương.

Hiệu quả từ các hoạt động khuyến nông đã góp phần tích cực vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện nhà. Nhiều mô hình tiêu biểu như mô hình 3 giảm 3 tăng kết hợp sử dụng công cụ sạ hàng, nuôi bán thâm canh cá điêu hồng, nuôi nái F1, phục tráng nái Móng Cái... đã góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Từ năm 2006 đến nay, huyện đã tiếp nhận của Trung tâm giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam hàng chục ngàn cọng tinh và lít nitơ lỏng, thực hiện phối giống thành công 22.693 con bò (đạt tỷ lệ 74,5 %); góp phần nâng tỷ lệ bò lai của huyện nhà tăng từ 50% lên 71% năm 2010. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng nhiều mô hình canh tác bền vững, góp phần bảo vệ môi trường như: mô hình ứng dụng phân sinh học Wegh trong cải tạo đất và canh tác rau màu, nuôi ếch lồng trên ao cá, nuôi gà thả vườn theo phương thức an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm bể biogas composite...

Để nâng cao hiệu quả chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở đã không ngừng được củng cố, mỗi xã có 1 cán bộ phụ trách công tác khuyến nông, hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu. Từ năm 2008 đến nay, được sự uỷ nhiệm của ban quản lý “Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam”, huyện đã tổ chức 7 lớp đào tạo chuyên đề cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. Đồng thời, hằng năm còn cử nhiều cán bộ và cộng tác viên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn ở tỉnh và các chuyến tham quan học tập ở các tỉnh khác... góp phần không nhỏ vào thành công của công tác khuyến nông.

Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn chuyển giao liên tục được cải tiến. Đài phát thanh huyện thường xuyên chuyển tải nhiều tin bài liên quan đến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và các hoạt động khuyến nông đến với người dân. Bên cạnh đó, nhiều tin bài phản ánh những mô hình mới, những hoạt động sản xuất nông nghiệp điển hình của các địa phương... liên tục được ban biên tập website huyện tìm kiếm và đăng tải kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện nhà.

5 năm qua, huyện đã tổ chức 125 lớp tập huấn chuyên đề khuyến nông cho nông dân 20 xã thị trấn trên địa bàn huyện, phát hành và chuyển giao 25000 bộ tài liệu kỹ thuật cho nông dân. Nội dung và thành phần học viên luôn được quan tâm đổi mới nhằm tạo sự toàn diện trong công tác tập huấn, chuyển giao. Huyện cũng đã tổ chức 54 buổi hội thảo chuyên đề gồm các hội thảo kỹ thuật, hội thảo nhân rộng mô hình, hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình. Thông qua các buổi hội thảo, nhiều kinh nghiệm hay được trao đổi và thảo luận, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Có thể khẳng định rằng công tác khuyến nông đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Một số mô hình được xây dựng chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và sức lao động của địa phương... chưa gắn kết với nghiên cứu thị trường. Một số mô hình đã thành công nhưng chưa được đầu tư triển khai nhân rộng vào sản xuất. Vì vậy trong những năm đến, để phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động khuyến nông, cần phải nghiên cứu tình hình thực tiễn của địa phương để quá trình triển khai và nhân rộng đạt hiệu quả cao; vận dụng linh hoạt phương pháp khuyến nông, giữa cơ sở khoa học và công tác vận động tuyên truyền người dân hưởng ứng tham gia. Đồng thời, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân trong việc quản lý và tiêu thụ sản phẩm để người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Trong 5 năm đến, công tác khuyến nông tập trung xây dựng các chương trình, dự án nhằm tác động mạnh mẽ vào việc phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới theo tinh thần “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI” đã đề ra; Chuyển đổi giống cây trồng, con vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, bảo quản chế biến gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông gắn kết với các chương trình mục tiêu quốc gia trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thích ứng với những biến đổi khí hậu và môi trường; Tiếp tục củng cố nâng cao năng lực khuyến nông, xây dựng mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn chuyển giao và tham gia vào việc đào tạo nghề cho nông dân.

Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khuyến nông bằng cách thu hút các nguồn lực đầu tư cho công tác khuyến nông, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, hội, đoàn thể để hoạt động khuyến nông ngày càng sâu rộng và đạt hiệu quả toàn diện, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp bền vững.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Xì gà… Thanh Quýt
Hội thảo mô hình “Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm bể Biogas composite”
Điện Bàn cần hướng đến hiện đại hoá khâu thu hoạch lúa
Quỹ tín dụng tây Điện Bàn khởi công xây dựng Phòng giao dịch tại xã Điện Phước
Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm Điện Bàn triển khai mô hình trồng gừng trong bao xi măng
Dưa, ớt được mùa được giá
Làng ươm mầm cho những màu xanh
Điện Phương, tiềm năng và phát triển
Chợ Phong Thử xưa
“Bà đỡ” của nông dân
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm