Nội dung chi tiết

Đi lên từ sự đồng thuận
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 11/09/2012 .Lượt xem: 5390 lượt. [In bài]

Từ một địa phương thuộc diện nghèo nhất huyện Điện Ban, thôn Tây An (xã Điện Phong) đã vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội từ sức mạnh đoàn kết toàn dân.

 

                                     Khang trang đường làng Tây An

Tây An xưa và nay

 

Ông Huỳnh Tài, Trưởng thôn kiêm Bí thư chi bộ kể rằng, Tây An ngày ấy nghèo đến nỗi trong xã đi đâu ai cũng nhắc. “Không bao giờ gả con gái về Tây An”; “thôn nghèo nhất và trình độ dân trí thấp nhất”, “thôn đi mót lượm”… là những cụm từ người dân trong xã nói về thôn này. Ông Tài cho biết, từ năm 2000 trở về trước, thôn Tây An được xếp vào diện nghèo nhất huyện. Khi đó, thôn có đến hơn 50% hộ nghèo, cả thôn chỉ có vài cái nhà xây, còn lại là nhà tạm bợ; học sinh bỏ học nhiều. “Tây An nằm ở vị thế khá đặc biệt, ba mặt giáp với sông, một mặt giáp với địa bàn Duy Xuyên. Ngày đó, điều kiện quá khó khăn, đất đai có nhiều, tuy ba mặt giáp sông nhưng thủy lợi không đảm bảo, sản xuất chỉ biết dựa vào nước trời, đường sá bị chia cắt... vì thế mà mùa màng thất bát dẫn đến nghèo đói” - ông Tài chia sẻ.

 

Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám, thôn Tây An đã vươn lên một cách mạnh mẽ. Cái nghèo trước kia giờ chỉ còn trong ký ức. Đến Tây An bây giờ người ta không thấy bóng dáng của cái nghèo nữa mà là một Tây An hoàn toàn “lột xác” sau hơn 10 năm vươn mình. Dẫn vào thôn là con đường bê tông phẳng lỳ, hai bên đường xanh mướt những ruộng bắp, đậu phụng, ớt... Giờ đây, Tây An chỉ còn 7% hộ nghèo (trong tổng số 170 hộ dân), hơn 98% có nhà xây kiên cố, 100% hộ có xe máy... Nhiều năm liền thôn không có người sinh con thứ 3, có đến 90% hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa, an ninh trật tự đảm bảo và không còn xảy ra tình trạng bỏ học; số lượng học sinh đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng… Những thành quả Tây An đạt được bắt nguồn từ sự chung tay, đồng lòng của người dân.

 

Sức mạnh lòng dân

 

Năm 1997, khi ban nhân dân thôn đề xuất phương án kéo đường dây điện ra đồng phục vụ tưới cho hoa màu, đã được nhân dân thôn đồng lòng ủng hộ. Khi ấy, mỗi nhân khẩu phải đóng 85 nghìn đồng  - một khoản tiền không nhỏ đối với phần đông số hộ trong thôn - nhưng bà con đều nhiệt tình đóng góp. Sau khi kéo điện ra đồng, có nước tưới thường xuyên nên hoa màu phát triển tốt, đời sống người dân dần khá lên. Kinh tế khá giả, người dân tiếp tục đóng góp sức người, sức của để cùng nhau xây dựng thôn xóm. Từ đường bê tông trong thôn, đường nội đồng, cầu cống đến nhà văn hóa thôn và nhiều công trình công cộng khác đều được xây dựng với sự chung tay đóng góp của nhân dân.

 

Năm 2010, nhân dân thôn Tây An đã đóng góp gần 200 triệu đồng bê tông hóa tuyến đường dài 160m vào khu vực nghĩa địa Gò Bồi và xây dựng cây cầu bê tông bắc qua sông Gò Vịt để nhân dân thuận lợi trong việc đi lại sản xuất. Trước đó vào tháng 3.2010, thôn cũng đã khánh thành cây cầu Tây An làm bằng bê tông cốt thép dài 50m, rộng 1,5m với tổng kinh phí 100 triệu đồng, do nhân dân trong thôn đóng góp. Đặc biệt, nhân dân còn góp gần cả trăm triệu đồng lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng với khoảng 400 bóng trên tổng chiều dài 4km đường thôn, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông trong đêm.

 

Từ một thôn nghèo, Tây An đã vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu nhiều năm liền được tỉnh, huyện tặng bằng khen. Tây An có được ngày hôm nay, tất cả đều nhờ vào sự đồng thuận, góp sức, tinh thần vượt khó, vượt khổ của toàn dân” - ông Trần Văn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Điện Phong nói. Cũng theo ông Mỹ, giờ đây mỗi khi có chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, nhân dân Tây An đều nhanh chóng triển khai và thực hiện tốt. Trưởng ban công tác mặt trận thôn - ông Phan Phước Cường chia sẻ: “Trong những năm tới, cán bộ và nhân dân thôn Tây An quyết tâm cố gắng hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đưa địa phương trở thành thôn dẫn đầu về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Tây An đã hoàn thành được 9 tiêu chí, một kết quả không phải dễ dàng đối với một thôn từng có “tiền sử” nghèo nhất huyện”.

 

 

Chia tay Tây An, trong tôi vẫn không thể quên hình ảnh đẹp về nông dân Nguyễn Tươi. Ông là người bị tàn tật, gia cảnh nghèo khó, được nhân dân trong thôn bầu hộ nghèo nhưng đã nhất quyết xin rút khỏi danh sách. “Tuy tôi tàn tật nhưng vẫn còn lao động được, vì vậy không có lý do gì để coi mình là người nghèo” - ông Tươi nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

VINH ANH (Theo Báo Quảng Nam)

 

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Cơ giới hóa nông nghiệp ở Điện Bàn
Năm 2011 giá trị toàn nền kinh tế xã Điện Thọ đạt gần190 tỷ đồng
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Điện Bàn hỗ trợ 37 tấn lúa giống và 4 tấn bắp giống cho nông dân
Lũ đã gây thiệt hại hơn 43 tỷ đồng.
Nông dân đương đầu với bão
Cơ giới hóa vào đồng ruộng, nhìn từ xã Điện Quang
Năng suất lúa vụ Hè Thu đạt bình quân 55 tạ/ha
Nguyễn Phi Lai - tấm gương làm kinh tế giỏi
Gương điển hình về chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế gia đình
Nông dân xã Điện Tiến với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm