Nội dung chi tiết

NGUYỄN HỮU LẤT NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRUNG KIÊN
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 27/12/2008 .Lượt xem: 4059 lượt. [In bài]
HTML clipboard

Trong ký ức của những người con yêu quý Quảng Nam- Đà Nẵng bị án tù chính trị từ Côn Đảo trở về như Ngô Đình Thời, Tào Tựu, Lê Ngọc Nuôi, Hồ Văn Tiên, Lê Văn Danh, Nguyễn Hữu Bì, Phạm Ngọc Minh... Hình ảnh người bạn tù Phan Đình Tựu đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với tinh thần đấu tranh bất khuất cho đến hơi thở cuối cùng trước những thủ đoạn gian manh và man rợ của kẻ thù, để bảo đảm phẩm chất chính trị, bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ mà trên hết là bảo vệ lý tưởng cao đẹp của người cộng sản.

HTML clipboardKỷ niệm 29 năm ngày quê hương sạch bóng quân thù, Ban Liên lạc kháng chiến xã Điện Thắng tổ chức họp mặt truyền thống. Tại đây, chúng tôi được nghe nhiều mẫu chuyện của những người trong cuộc kể lại như trận công đồn Ngũ Giáp, diệt trừ ác ôn và những tấm gương chiến sĩ cách mạng gan dạ, mưu trí trong đấu tranh. Trong đó, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Lất được đồng đội nhắc đến trong niềm tiếc thương khôn nguôi và mến phục!
 Anh Lất sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đông con, ở làng Thanh Quýt. Trải qua các thời kỳ thực dân đế quốc, cha mẹ anh quanh năm với cảnh làm thuê, cuốc mướn để nuôi cả gia đình 12 miệng ăn. Hơn nữa, làng Thanh Quýt bấy giờ cũng như bao làng quê khác, bọn giặc thường xuyên gieo rắc bao đau thương cho dân lành. Cho nên 16 tuổi anh Lất sớm giác ngộ cách mạng, tham gia vào du kích đánh Tây. Chiến công đầu tiên ở tuổi thiếu niên- đó là anh cùng đồng đội bắt sống Nguyễn Chánh Đới, một tên Việt gian khét tiếng có nhiều nợ máu với nhân dân.
 Sau hoà bình lập lại 1954, hai anh em Nguyễn Hữu Lất và Nguyễn Hữu Láo được lệnh tập kết ra Bắc. Nhưng do di chứng đôi mắt tật bẩm sinh nên tổ chức động viên anh ở lại hoạt động cách mạng hợp pháp tại địa phương. Kể từ ngày đó, anh cùng 4 người anh em ruột ở lại quê nhà hoạt động cách mạng. Năm 1960, không thể sống trong sự rình rập theo dõi của bọn nguỵ tề, anh thoát ly cùng với anh Sâu, anh Kiềm, anh Bì, anh Trí,... trực tiếp chiến đấu với kẻ thù.
 Bây giờ, tổ chức giao nhiệm vụ cho anh phụ trách quân sự, đội trưởng du kích vùng Đông, xã Điện Thắng. Nhận nhiệm vụ mới, từ chỗ quân không có một người, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, anh vận động thanh niên tham gia vào lực lượng vũ trang, quân số lên đến một trung đội. Có được lực lượng, anh tổ chức nhiều trận đánh xuất quỷ nhập thần, làm tiêu hao lực lượng địch. Tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, lợi dụng tình hình rối ren của bọn chúng, lực lượng du kích do an hchỉ huy phối hợp cùng bộ đội huyện Điện Bàn đánh phủ đầu bọn lính Bảo An đóng ở đồn Ngũ Giáp. Qua trận đánh đó, bọn giặc tổn thất nặng nề.
 
 Tính gan dạ và mưu trí của anh mãi đến bây giờ bà con sống dọc quốc lộ 1A (khu vực chợ Thanh Quýt ) vẫn còn nhớ: Nguyễn Hữu Lất dùng tay không bắt giặc- đó là vào một ngày tháng 7 năm 1964, giữa ban ngày ban mặt, đơn thương độc mã, anh chặn xe bắt tên cảnh sát nguỵ (tên này thuộc loại có nhiều nợ máu với nhân dân). Đôi bên ẩu đả, giằng co nhau, với sự gan dạ, thông minh, anh bắt gọn hắn và lôi đi hơn 200 m, sau đó chờ sơ hở của anh, hắn vùng được bỏ chạy. Anh rút súng bắn theo. Do mắt anh kém, đạn đi lệch hướng. Thua keo này bày keo khác, cùng năm đó, anh quyết tâm tiêu diệt tên H, một tên ác ôn ở địa phương. Hơn nữa, tên H. rất cảnh giác cách mạng, nhà nó ở cạnh đồn Ngũ Giáp, có lính bảo vệ. Muốn trừ khử hắn, anh Lất cải trang làm người nặng máu đỏ đen, đột nhập vào hang ổ cùng bọn nguỵ tề đánh bạc trong nhà tên H. Mục đích của anh là theo dõi chỗ ngủ của tên H. Ngay đêm đó, anh cùng một chiến sĩ du kích men theo đường mương đột nhập vào nơi vợ chồng tên H. ngủ. Vừa đến cạnh giường, đập vào mắt anh, một bé gái con của tên H hồn nhiên chìm trong giấc ngủ sâu.
 Tính nhân văn, đạo đức của người cách mạng lại trỗi dậy trong lòng anh. Lẽ nào sát hại trẻ thơ vô tội, mặc dù cha mẹ nó có nợ máu với nhân dân. Hơn nữa, quỹ thời gian lúc này rất hiếm giục dã anh gấp rút. Anh rón rén, nhẹ nhàng ẵm cháu bé đưa vào nơi an toàn. Nhân đây, chúng tôi cũng cần mở ngoặc nói thêm: cô bé được anh Lất cải tử hoàn sinh trong đêm hôm ấy, nay đã có chồng, có con, liệu cô bé ngày đó có hiểu rằng mình có được như ngày hôm nay nhờ tấm lòng vị tha, nhân hậu của trái tim người Cộng sản? Đâu vào đấy, anh cùng đồng đội tiêu diệt tên H.
 Một ngày tháng 6 năm 1965, anh tổ chức trận đánh tiêu diệt bọn lính Đặng Biên. Kế hoạch, phương án bước vào thực thi thì không may bị địch phát hiện. Lực lượng du kích do anh chỉ huy đành phải rút vào thế phòng ngự. Anh Lất trụ ở gò mả, ẩn mình trong lùm Găn phía nhà ông Phương ở xóm dưới Thanh Quýt, do căn bệnh sốt rét cấp tính tái phát, anh cựa quậy, bị địch phát hiện, chúng bắt anh. Mặc dù sa vào tay giặc nhưng anh vẫn ngẩng cao đầu không chịu khuất phục kẻ thù. Anh cương quyết không chịu để bọn giặc trói anh. Suốt chặng đường từ nơi bị bắt đến nhà lao Vĩnh Điện, anh không tiếc lời vạch mặt tội ác của bọn chúng. Vào nhà lao, bọn chúng như bầy hổ dữ, thẳng tay tra tấn cực kỳ dã man. Bọn chúng hỏi: Chính mày sát hại đại diện xã Thanh Trường phải không? Anh hiên ngang, khảng khái và không do dự: Không riêng gì tên H, mà tau còn phải tiêu diệt nhiều tên ác ôn nữa, kể cả bọn bay (anh chỉ tay vào mặt bọn chúng nói). Anh nói tiếp : Nếu bọn bay không bỏ hành động ác ôn, gây nợ máu với nhân dân, rồi bọn bay cũng bị tiêu diệt như nó.
 Vì quá nhục nhã trước những lời tố cáo, vạch mặt tội ác một cách đanh thép của anh, đêm ngày 05 tháng 5 năm 1966, chúng mưu sát anh. Thâm độc hơn, xác của anh, bọn chúng vùi sâu và san bằng để phi tang. Sau ngày quê hương giải phóng năm 1975, đồng đội và gia đình mới tìm ra thi hài của anh, đưa về nghĩa trang liệt sĩ mai táng
 Chiến tranh đã đi qua hơn phần tư thế kỷ, song hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Lất luôn ngời sáng trong tiềm thức của mọi người ở vùng quê này. Tinh thần cách mạng gan dạ, mưu trí của anh thật xứng đáng để thế hệ trẻ quê nhà noi gương và học tập

 

 THANH GIANG

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một lòng theo Đảng
Người con gái Gò nổi 2 lần gặp Bác.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
VÕ NGHĨA NGƯỜI TỬ TÙ NĂM ẤY
TÔN VINH NGƯỜI MẸ ANH HÙNG
SINH HOẠT ĐẢNG TRONG TÙ
SÁNG NGỜI HUYỀN THOẠI NỮ ANH HÙNG
NGUYỄN CHẮT BỊ ĐÀY ĐI NHIỀU NƠI GIAM GIỮ CỦA MỸ- NGỤY
NGƯỜI CON GÁI QUÊ HƯƠNG 7 DŨNG SĨ
NGƯỜI CON GÁI ĐIỆN TRUNG
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
ANH PHAN ĐÌNH TỰU

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm