Nội dung chi tiết

Cánh đồng mẫu ở Điện Bàn
Tác giả: - Phạm Lộc - .Ngày đăng: 27/12/2012 .Lượt xem: 7286 lượt. [In bài]
Mô hình cánh đồng mẫu ở huyện Điện Bàn đang mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc giảm lượng giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, hạ giá thành sản xuất, đã góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp ở huyện Điện Bàn phát triển bền vững.

Từ mô hình 3 giảm 3 tăng

 Năm 2011, Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư tỉnh Quảng Nam, trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Điện Bàn phối hợp cùng với 45 hộ nông dân ở thôn La Trung xã Điện Thọ triển khai thực hiện mô hình ứng dụng biện pháp kỹ thuật ba giảm, ba tăng, sử dụng công cụ sạ hàng để thâm canh cây lúa, đồng thời ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch với diện tích 65ha.

  Ông Mai Phước Thành, Phó chủ tịch xã Điện Thọ trao đổi: Mô hình trên đã giúp cho bà con nông dân biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất, đồng thời cân bằng được hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường và giảm được chi phí nhưng vẫn mang hiệu quả kinh tế cao. Ông Nguyễn Văn Cả, một nông dân ở thôn La Trung, người trực tiếp áp dụng mô hình này trên 6 sào lúa của mình hớn hở: Những năm trước đây khi chưa áp dụng mô hình ứng dụng biện pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng vào đồng ruộng thì việc chăm sóc cho cây lúa thường không theo một quy trình khoa học nào. Chẳng hạn như việc gieo sạ, bón phân, phun thuốc vv... đều mang tính tự phát. Sau khi đã nắm bắt và áp dụng những tiến bộ của khoa học, người nông dân có thêm những kiến thức cần thiết trong việc thâm canh, vừa giảm được chi phí sản xuất nhưng vừa phát huy tiềm năng, năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn nông dân Nguyễn Văn Vân thì so sánh: Những năm trước, mỗi sào ruộng người nông dân phải dùng bình quân từ 5-6kg giống gieo sạ, do mật độ quá dày nên trong quá trình sinh trưởng lúa dễ phát sinh dịch bệnh, bông lúa ngắn, dễ ngã đổ, năng suất thấp. Khi áp dụng mô hình ba giảm, ba tăng sử dụng công cụ sạ hàng vào sản xuất thì mỗi sào ruộng chỉ cần lượng giống từ 3-3,5kg. Đồng thời giảm lượng phân bón đầu tư, ít dịch bệnh cho năng suất khá cao. Bên cạnh đó kết hợp với việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.

 

Thực tế, sau khi áp dụng kỹ thuật mới, bình quân 1ha sản xuất lúa giảm được 600 nghìn đồng mua giống, 160 nghìn đồng phân bón, 400 nghìn đồng thuốc bảo vệ thực vật. Không chỉ chi phí đầu vào giảm mạnh, nhờ mật độ thưa, cây lúa quang hợp tốt, ít bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại nên những chân đất canh tác theo gói kỹ thuật này cho năng suất rất cao, khoảng 66 tạ/ha (tăng 4 tạ/ha so với ruộng đối chứng). Đặc biệt, nhờ đưa cơ giới hóa vào phục vụ khâu làm đất và thu hoạch nên 1 ha nông dân tiết kiệm được 2,4 triệu đồng tiền thuê nhân công...

Đến cánh đồng mẫu lớn

 Vụ hè thu năm 2012, thôn La Hoà xã Điện Phước là 1 trong 5 điểm của tỉnh Quảng Nam được Sở NN-PTNT Quảng Nam triển khai mô hình cánh đồng mẫu. Mỗi cánh đồng mẫu rộng 36 ha đều đã được dồn điền đổi thửa, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho máy cày và máy gặt đập vận hành. Từng cánh đồng mẫu thâm canh cùng một loại giống và dùng công cụ sạ hàng xuống giống cùng một thời điểm. Tuy gặp thời tiết bất lợi khi cây lúa vào giai đoạn trổ, nhưng qua gặt thống kê cho thấy năng suất lúa đạt khoảng 60 tạ/ha, tăng 7 - 8 tạ/ha so với những chân ruộng đối chứng.

Anh Tống Thanh Hải, nông dân ở thôn La Hoà cho biết, khi áp dụng mô hình này cây lúa sinh trưởng khá tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá cao. Nhờ nước tưới chủ động, ứng dụng có hiệu quả phương thức canh tác “3 giảm 3 tăng” kết hợp sử dụng công cụ sạ hàng nên đều giảm mạnh lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công gieo sạ và thu hoạch. Năng suất lúa bình quân của những cánh đồng mẫu lớn đạt từ 60 - 63 tạ/ha, cao hơn các ruộng lúa đối chứng 4 - 5 tạ/ha, giá trị kinh tế cũng tăng gần 6 triệu đồng/ha. Ông Đào Cúc - Chủ tịch UBND xã rất tự tin: "Từ thành công của cánh đồng mẫu lớn tại La Hòa ở vụ sản xuất hè thu vừa qua, chúng tôi tiếp tục mở rộng ra 4 thôn khác (Hạ Nông Tây, Hạ Nông Trung, Nhị Dinh 1, Hạ Nông Nam) và nâng tổng số diện tích đã dồn điền đổi thửa lên gần 100ha, kịp thời đưa vào sản xuất lúa vụ Đông xuân này".

Huyện Điện Bàn có hơn 5.700 ha lúa canh tác 2 vụ, trong đó có trên 40 cánh đồng có quy mô từ 36 -100 ha, tập trung ở các vùng trọng điểm lúa: Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng & Điện An. Toàn huyện còn có 15 hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất giống theo hợp đồng với tổng diện tích trên 600 ha/vụ. Đây là một lợi thế chiến lược để xây dựng những cánh đồng mẫu lớn .

Ông Trần Văn Tương, giám đốc Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Quảng Nam cho rằng: Việc xây dựng cánh đồng mẫu là là một hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn nhằm giải quyết cơ bản tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, xây dựng thành những vùng chuyên canh tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất. Vì vậy, nhân rộng mô hình này là yêu cầu cần được triển khai trong thời gian tới.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Nông dân Điện Bàn với nghề chăn nuôi
Điện Trung “Chung tay xây dựng xã Nông thôn mới”
Quỹ tín dụng nhân dân xã Điện Dương tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2012, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2013
Hội nghị tổng kết công tác giao thông Nông thôn năm 2012 và sơ kết 03 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông Nông thôn
Công nghiệp ở xã thuần nông
Làm giàu nhờ bồ câu
Tay trắng dựng nghiệp
Làm giàu nhờ bồ câu
Gương phụ nữ vượt khó ở xã Điện Thắng Trung
Đi lên từ sự đồng thuận
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm