Nội dung chi tiết

Ứng dụng CNTT v� o hoạt động của cơ quan nh� nước: Đến 2010, 100% cơ quan có cổng thông tin điện tử
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 10/10/2007 .Lượt xem: 7389 lượt. [In bài]

 

Các đại biểu tham luận về biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nh� nước, phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam - Ảnh Website Chính phủ.

Ng� y 5/3/2008, lãnh đạo Bộ Thông tin v� Truyền thông, cơ quan được Chính phủ phân công triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nh� nước, phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã nhóm họp với các chuyên gia, nguyên lãnh đạo ng� nh CNTT nhằm tìm ra giải pháp, cơ chế phối hợp phát triển Chính phủ điện tử.

Bắt đầu từ các mô hình thí điểm

Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp cho biết: "Bộ xác định chiến lược phát triển CPĐT l� quá trình lâu d� i v� liên tục, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nh� nước (CQNN) cần gắn liền với quá trình cải cách h� nh chính nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực hoạt động từ đó góp phần xây dựng một nền h� nh chính phục vụ hiện đại, minh bạch v� công bằng".

Dự thảo chương trình Ứng dụng CNTT 2008-2010 do Trung tâm Ứng dụng CNTT xây dựng đưa ra mục tiêu từ nay đến 2010 có 100% cơ quan nh� nước có cổng thông tin điện tử thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin v� dịch vụ h� nh chính công, 30% doanh nghiệp báo cáo qua mạng, một số dịch vụ trực tuyến bắt đầu triển khai để phục vụ người dân v� doanh nghiệp. Theo lộ trình phát triển CPĐT từ 2008-2010, hạ tầng kỹ thuật của CPĐT như mạng truyền số liệu tốc độ cao, đa dịch vụ từ trung ương đến quận, huyện sẽ ho� n th� nh v� đi v� o sử dụng từ cuối năm 2008.

Bắt đầu từ năm 2008, Bộ TTTT sẽ thực hiện xây dựng thí điểm mô hình CPĐT tại 4 Bộ bao gồm Bộ T� i chính, TTTT, Giáo dục v� Đ� o tạo, Nông nghiệp phát triển Nông thôn v� 5 tỉnh đại diện cho các vùng miền l� H� Nội, th� nh phố Hồ Chí Minh, Đ� Nẵng, L� o Cai, Hải Phòng. Những đơn vị được lựa chọn thí điểm sẽ nhận được sự hỗ trợ về nhân lực, kỹ thuật, chính sách v� đường lối thực hiện. Mô hình thí điểm th� nh công sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm v� đưa ra nhân rộng ứng dụng với những cơ quan, địa phương còn lại.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng cho biết, trong tháng 3/2008, Bộ TTTT sẽ tiến h� nh r� soát, đánh giá lại tất cả các website của các cơ quan, địa phương đang hoạt động, đồng thời tiến h� nh xếp hạng v� công bố công khai trên các phương tiện truyền thông.

Cần sự kiên quyết của người lãnh đạo

Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Đỗ Xuân Thọ, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an tham vấn, Bộ TTTT cần r� soát hiện nay cả nước có bao nhiêu cơ sở dữ liệu lớn. Không chỉ đặt mục tiêu 100% công nhân viên chức có địa chỉ emai v� o năm 2010 m� cũng phải tính xem công nhân viên chức sử dụng email để l� m gì. "Tổng kinh phí bảo mật cho email của cơ quan nh� nước khá lớn", ông cho biết.

Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nh� nước phải tiến h� nh đồng bộ. "Không thể địa phương l� m, địa phương không", Giáo sư Đặng Hữu góp ý.

Ông nhấn mạnh cần kế thừa cơ sở dữ liệu đã được các Bộ, ng� nh, địa phương xây dựng để tránh lãng phí v� vấn đề đặt ra l� kết nối các cơ sở dữ liệu n� y với nhau.

Tiến sỹ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay l� Bộ TTTT) đề nghị Bộ TTTT, trong khi xây dựng Chính phủ điện tử, cần xác định rõ mạng dùng chung hay mạng cung cấp các dịch vụ công phục vụ quần chúng nhân dân v� mạng dùng riêng (mạng phục vụ sự chỉ đạo điều h� nh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó, lợi ích của ứng dụng CNTT sẽ rạch ròi hơn.

Các chuyên gia tham vấn đều cho rằng sự nghiệp ứng dụng CNTT v� xây dựng CPĐT của Việt Nam sẽ không thể th� nh công nếu thiếu vai trò của người đứng đầu các cơ quan. Nếu người lãnh đạo kiên quyết, xắn tay v� o việc thì việc gì cũng được ho� n th� nh nhanh chóng.

                                                        Tuân Nguyệt

Theo Website CP

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các bước đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Khai mạc cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số thị xã Điện Bàn năm 2024
UBND thị xã đánh giá tình hình triển khai công tác Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 trong 9 tháng đầu năm 2024
Phường Điện Ngọc tổ chức Hội thi Rung chuông vàng chủ đề “Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số”
Bốc thăm thi đấu vòng bán kết cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2024
UBND thị xã Điện Bàn quán triệt các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ
Tập huấn văn hóa công sở, lễ tân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức và người lao động phường Điện Ngọc
Uỷ ban nhân dân thị xã Điện Bàn khai mạc lớp đào tạo bồi dưỡng “Văn hoá công sở và đạo đức công vụ”
Công khai danh sách hồ sơ TTHC trễ hạn
Phường Vĩnh Điện với những kết quả bước đầu trong công tác cải cách hành chính
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Một số vấn đề về công tác quản trị nhân lực trong cơ quan h� nh chính huyện Điện B� n hiện nay
Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cơ sở
VÀI NÉT VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ TRONG CÁC C� QUAN HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐIỆN BÀN
Về Đề án thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận phường tại một số
500 xã thí điểm dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm