Nội dung chi tiết

Kinh nghiệm về công tác Dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ở Thôn La Hòa, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Trần Hải .Ngày đăng: 25/12/2013 .Lượt xem: 9786 lượt. [In bài]
Thôn La Hòa nằm ở phía Bắc của xã Điện Phước. Thôn có 159 hộ với 683 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp 82ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 64.7ha được chia thành 1.043 thửa, hộ ít nhất là 01 thửa và hộ nhiều nhất là 12 thửa. Diện tích đất trồng lúa bình quân 550 m2/nhân khẩu. Do trước đây Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người dân theo Nghị định 64 của Chính phủ, việc chia đất canh tác cho nông dân thực hiện theo phương châm “Có gần, có xa; có xấu, có tốt; có cao, có thấp; có lúa, có màu”.

Trong những năm qua nhân dân trong thôn tích cực đầu tư sản xuất, nhờ đó năng suất, chất lượng tăng lên. Tuy nhiên, mỗi hộ có nhiều thửa cách xa nhau trên đồng  nên tốn thời gian, chi phí, hạn chế vấn đề sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Do chưa có bờ vùng, chỉ có 2 tuyến GTNĐ rộng từ 1.5- 2m, hệ thống kênh tưới, tiêu chưa quy hoạch nên khả năng phục vụ tưới, tiêu còn hạn chế. Trước đây, các bờ ruộng phân bổ không hợp lý, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác và điều kiện để chuột, sâu bệnh phát triển gây hại. Vì vậy, năng suất và chất lượng cây trồng không tương xứng với tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp của thôn. Theo các nhà khoa học quản lý kinh tế nông nghiệp, đất nông nghiệp manh mún làm giảm 2.4 - 4 % diện tích đất sản xuất do các bờ ngăn, bờ thửa. Ngoài ra, ruộng đất manh mún còn làm hạn chế khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hoá nông nghiệp vào sản xuất, chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm tăng, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh thấp, khó kêu gọi doanh nghiệp đầu tư...

Để nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng, đặt biệt là tạo kiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. UBND huyện, phòng Nông nghiệp&PTNT huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã Điện Phước xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa.

Về chỉ đạo, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết, chính quyền thành lập BCĐ xã, BCĐ thôn, Mặt trận, hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động, họp cán bộ quân dân chính trước khi họp toàn dân để bàn bạc, thảo luận trên nguyên tắc tự nguyện thống nhất không chia lại đất mà chuyển, đổi thửa nhỏ thành thửa lớn. Đồng thời chọn thôn La Hòa làm điểm trong công tác “dồn điền đổi thửa” từ đó rút kinh nghiệm triển khai cho các thôn tiếp theo.

Qua triển khai, số thửa sau khi đã DĐĐT còn 256 thửa ( giảm 787 thửa), diện tích bình quân 1.000 m2 /1 thửa so với với diện tích trước đó là 300 m2/1 thửa.

Trong quá trình triển khai, BCĐ xã, BCĐ thôn, mặt trận đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 50 m2 đất/nhân khẩu với tổng diện tích 3,4 ha, cùng với diện tích đất dư ra sau khi DĐĐT. Nhân dân xây dựng 5.000 m2 bờ vùng, rộng 1.2- 1.5 m (mỗi 100- 200m theo chiều ngang, dọc được bố trí 1 bờ vùng), chỉnh trang, mở rộng 8 tuyến GTNĐ chiều dài 6.000m (mở mới 4 tuyến, chỉnh trang 4 tuyến), rộng 4- 5m, nâng cấp và mở rộng kênh tưới, tiêu dài 3.606 m, với tổng diện tích hơn 24.500 m2. Diện tích còn lại sử dụng vào mục đích chung do nhân dân tự thống nhất, quyết định. Cánh đồng sau khi đã được DĐĐT, nhân dân áp dụng phương pháp canh tác 3 giảm, 3 tăng vào sản xuất, tiết kiệm được chí phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu (lượng giống gieo trồng trước đây bình quân gieo sạ 4-5 kg/500m2, hiện nay giảm còn 3- 3.5 kg/500 m2), áp dụng khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nhờ đó năng suất tăng 1.2 -1.5 tấn/ha, tăng thu nhập của người nông dân, đời sống người dân ngày càng được nâng cao góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới.

Qua thực tế triển khai DĐĐT tại thôn La Hòa đã rút ra được bài học kinh nghiệp sau:

1/ Xác định công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước. Người thực hiện là nhân dân có sự hỗ trợ, hướng dẫn của nhà nước trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân. Vì vậy công tác vận động, tuyên truyền, để nhân dân hiểu được chủ trương, lợi ích là điều quan trọng. Trong đó cán bộ, đảng viên là những người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện.

2/ Ủy ban nhân dân xã phải xây dựng phương án dồn điền đổi thửa, thành lập BCĐ từ xã đến thôn với thành phần chủ yếu là những cán bộ, nhân dân có tâm huyết, am hiểu sâu về đất đai, khách quan và trung thực.

3/ Dồn điền, đổi thửa phải đi đôi với công tác quy hoạch, chỉnh trang đồng ruộng xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân áp dựng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

4/ Sau khi dồn điền, đổi thửa phải nhanh chóng chỉnh lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân để nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất trên đất của mình.
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Xóm Rừng - Sức sống mới ở làng quê cách mạng
Hiệu quả mô hình “Hàng cây cựu chiến binh” xã Điện Hoà
Lễ công bố thôn Kỳ Bì đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 2023
Điện Tiến đoàn kết, chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Kỳ Lam đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Khu dân cư Hà Tây 1 - Khởi sắc nhờ nông thôn mới kiểu mẫu
Lễ công bố xã Điện Quang đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Lễ công bố xã Điện Thọ đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023
Hội Nông dân xã Điện Hòa xây dựng vườn ươm nông thôn mới tại Chi hội thôn Quang Phường
Lễ công bố thôn Hà Tây 1, xã Điện Hòa đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Điện Trung hội nghị sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới
Hội nghị liên kết đầu tư phát triển nông nghiệp
Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Điện Bàn tổ chức họp giao ban
Hội nghị sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu vụ Hè Thu năm 2013
Bước đầu xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại Điện Bàn

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm