Nội dung chi tiết

Nông dân Điện Bàn với chương trình “3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng”
Tác giả: Hồng Phước .Ngày đăng: 04/06/2014 .Lượt xem: 4410 lượt. [In bài]
Không còn xa lạ đối với nhiều nông dân ở huyện Điện Bàn, hiện nay sản xuất lúa theo “3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng” đã trở thành phong trào được áp dụng mạnh mẽ trên từng địa bàn xã, thôn, xóm. Nếu trước đây, việc vận động bà con áp dụng kỹ thuật mới này gặp muôn vàn khó khăn do vấp phải sự “nghi ngại” lớn, thì nay nhiều nông dân đã quen với cái mới ấy đến độ chuyên nghiệp.



   Được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới và chỉ đạo nhân rộng từ năm 2006 nhưng ở Điện Bàn, đến năm 2008 chương trình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa mới được triển khai lần đầu tiên tại xã Điện Minh. Nhiều năm sau đó, mô hình này được trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện tiếp tục nhân rộng tại các xã Điện Phước và Điện Thọ, phát triển lên một bước thành mô hình Thâm canh lúa tổng hợp” & “Cánh đồng mẫu lớn”. Trong các buổi hội thảo quy mô toàn tỉnh được tổ chức tại đây, mô hình nhận được sự đánh giá cao của nông dân trong và ngoài huyện. Từ kết quả này, để ngày càng phát huy hiệu quả của chương trình, bằng nguồn kinh phí khuyến nông được UBND huyện cấp hàng năm, Trạm Khuyến nông Điện Bàn đã hỗ trợ hàng trăm công cụ sạ hàng cho các địa phương, nhất là các xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Là những người trực tiếp ra đồng nên hơn ai hết, bà con nông dân hiểu quá rõ mảnh ruộng của họ tự bao đời. Việc sử dụng giống nào, loại phân gì, thuốc gì, lượng bao nhiêu? dường như rất đỗi quen thuộc đối với họ. Giảm giống, giảm phân đạm và giảm thuốc BVTV là yêu cầu không dễ thực hiện khi muốn thay đổi một thói quen đã ăn sâu, bám rễ trong tư tưởng của người nông dân.

Trong hành trình đến với nông dân, một tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao thông qua rất nhiều hình thức, từ chọn điểm chọn hộ để xây dựng mô hình lúc ban đầu cho đến tổ chức hội thảo, tham quan, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, sử dụng nhiều phương pháp thông tin tuyên truyền, vận động thuyết phục…. Mưa dầm thấm lâu; nhiều nông dân từ chỗ e ngại, không tin tưởng, thậm chí “từ chối” cũng đã dần mạnh dạn làm theo “3 giảm 3 tăng” và đạt kết quả rất khả quan. Đơn giản là vì họ nhìn thấy được hiệu quả rõ rệt của nó: lúa cứng cây, bông nhiều, hạt chắc, sâu bệnh giảm, năng suất lúa luôn đạt cao hơn so với bình thường từ 6-8 tạ/ha, thu nhập vì thế cũng cao hơn ngay cả khi giá lúa xuống thấp.



   Qua nhiều vụ, chương trình “3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng” đã chứng minh được tính ưu việt của nó và dần trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện. Hiện nay, đã có nhiều xã áp dụng thành công mô hình này như: Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Quang, Điện Phong, Điện Tiến… Do vậy, diện tích lúa canh tác theo phương pháp này ngày càng được mở rộng. Trong vụ Đông xuân 2013 - 2014, đã có 07 xã xây dựng 11 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 271 ha đều áp dụng kỹ thuật này. Ở xã Điện Quang, mô hình còn được chính quyền địa phương quan tâm triển khai rất thành công trong nhân dân bằng việc kết hợp biện pháp kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” với các khâu dịch vụ: sạ hàng, bảo vệ thực vật và diệt chuột (do Hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận). Thành công của mô hình càng có nhiều ý nghĩa đối với một xã nông thôn mới như Điện Quang vì đã góp phần hoàn thiện tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong 19 tiêu chí xây dựng NTM.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện cho biết: Thành công lớn nhất của mô hình là ở chỗ hiện nay người dân đã tự nguyện tìm hiểu để học tập và làm theo, việc tuyên truyền vận động nhờ vậy cũng tr nên dễ dàng hơn”. Thật vậy, hiện nay mô hình có sức lan tỏa rất nhanh, từ vài trăm hộ được vận động ban đầu, đến nay đã thu hút hàng ngàn hộ trong toàn huyện tự nguyện tham gia. Ở nhiều xã, từ chỗ thí điểm trên vài ha trong các vụ trước thì đến nay, phần lớn diện tích sản xuất lúa đã phủ kín “3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng”, tiêu biểu như Điện Phước, Điện Thọ. Tham dự phát biểu tại các buổi hội thảo đầu bờ, bà con nông dân đã không ngại bày tỏ sự phấn khởi của mình sau khi tham gia mô hình, họ luôn mong muốn nhà nước tiếp tục nhân rộng để ngày càng có nhiều nông dân hiểu rõ tiến bộ kỹ thuật này mà áp dụng vào sản xuất lúa đại trà.

Thực tiễn một lần nữa đã chứng minh sự hưởng ứng mạnh mẽ của người nông dân với “3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng”. Chỉ riêng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014, Trạm Khuyến nông Điện Bàn đã chuyển giao gần 200 công cụ sạ hàng cho các xã. Trong đó đáng chú ý, có đến hơn 50 hộ nông dân đã tự bỏ tiền mua công cụ sạ hàng về ứng dụng trên mảnh ruộng của mình.

Ở huyện Điện Bàn, việc người nông dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa như hiện nay là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp ngành và địa phương. Nhiều năm qua, chính quyền từ huyện đến xã đã không ngừng nổ lực để thực hiện điều này, chỉ với mong muốn làm cho đời sống người nông dân ngày càng được nâng lên. Đáp lại, chính sự nhiệt tình hưởng ứng của bà con lại là động lực để Nhà nước triển khai thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Xóm Rừng - Sức sống mới ở làng quê cách mạng
Hiệu quả mô hình “Hàng cây cựu chiến binh” xã Điện Hoà
Lễ công bố thôn Kỳ Bì đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 2023
Điện Tiến đoàn kết, chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Kỳ Lam đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Khu dân cư Hà Tây 1 - Khởi sắc nhờ nông thôn mới kiểu mẫu
Lễ công bố xã Điện Quang đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Lễ công bố xã Điện Thọ đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023
Hội Nông dân xã Điện Hòa xây dựng vườn ươm nông thôn mới tại Chi hội thôn Quang Phường
Lễ công bố thôn Hà Tây 1, xã Điện Hòa đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Nông dân xã Điện Quang tích cực phân loại rác thải tại hộ gia đình.
Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè thu năm 2014
Họp Giao ban đánh giá sản xuất cuối vụ
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế hỗ trợ chương trình dồn điền đổi thửa và cơ giới hóa nông nghiệp
UBND huyện Điện Bàn làm việc với Tổ chức LUCCi
Đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện để cứu lúa
Hội nghị triển khai Luật Hợp tác xã
Nhiều hoạt động của tuổi trẻ Điện Bàn tham gia xây dựng Nông thôn mới
Ban KT-XH HĐND huyện giám sát tình hình thực hiện Đề án giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn xã Điện Thọ
Tổ chức tham quan các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện.
    
1   2   3  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm