Đến dự buổi tập huấn có Đồng chí Nguyễn Đăng Tu – Trưởng phòng Tư pháp huyện; ở xã có đồng chí Trần Văn Mỹ- CT.UBND xã, cùng các đồng chí trong BTV Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQVN xã cũng đến dự.
Thông qua buổi tập huấn đồng chí Nguyễn Đăng Tu đã quán triệt sâu sắc Luật và nêu ý nghĩa thiết thực của công tác hòa giải ở cơ sở. Luật hòa giải cơ sở ra đời làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý về Pháp lệnh tổ chức, hoạt động hòa giải cơ sở ngày 25/12/1998 và Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức, hoạt động hòa giải cơ sở, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức, thực hiện Luật, góp phần phát huy quyền làm chủ cơ sở, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trong đó có việc tự giải quyết một số mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự an toàn xã hội.
Qua buổi tập huấn, toàn thể cán bộ công chức xã và cán bộ quân dân chính thôn, đặc biệt là các tổ hòa giải 8 thôn đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng cũng như trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình đối với công tác hòa giải ở địa phương.
Việc thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải không những góp phần làm tăng hiệu quả hòa giải thành, làm giảm áp lực đơn thư khiếu nại, khiếu kiện lên cấp xã, tòa án,…mà còn tạo tính đoàn kết trong làng xóm, cộng đồng dân cư, thấm đượm giá trị nhân văn về “ tình làng nghĩa xóm”, “ đạo vợ nghĩa chồng”,… là những nét đẹp văn hóa vốn có kết tinh hàng ngàn đời của người dân Việt cần được duy trì và lưu giữ nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập hiện nay./.
|