Nội dung chi tiết

Ngang dọc...dấu xưa...
Tác giả: Tâm Ca .Ngày đăng: 31/07/2007 .Lượt xem: 10039 lượt. [In bài]
Chung quanh quãng đường chỉ khoảng chừng 4km, chạy từ thị trấn Vĩnh Điện đến làng Đông Khương dưới chân cầu Câu LâuChung quanh quãng đường chỉ khoảng chừng 4km, chạy từ thị trấn Vĩnh Điện đến làng Đông Khương dưới chân cầu Câu Lâu chứa đựng trong lòng bề dày quá khứ. Có thể một đời vẫn không thể nào “đi hết” cung đường ngắn ngủi này... chứa đựng trong lòng bề dày quá khứ. Có thể một đời vẫn k

Chung quanh quãng đường chỉ khoảng chừng 4km, chạy từ thị trấn Vĩnh Điện đến làng Đông Khương dưới chân cầu Câu Lâu chứa đựng trong lòng bề dày quá khứ. Có thể một đời vẫn không thể nào “đi hết” cung đường ngắn ngủi này...

 

Điện Bàn từng là tâm điểm của những cuộc giao thoa, tiếp biến của hai nền văn hóa Chăm-Việt. Dấu ấn của cuộc giao thoa ấy vẫn còn in đậm trong cách làm ăn, nết ở, cũng như trong bao lễ hội được tổ chức ngày nay.

 

Dinh trấn xưa và những bậc kỳ tài

            Theo những tư liệu lịch sử, Dinh trấn Quảng Nam được xây dựng từ tháng 7 năm Nhâm Dần -1602, năm thứ 45 đời Gia Dũ Hoàng đế. Các thế tử trước khi lên ngôi đều phải vào làm tổng trấn Dinh này. Bây giờ, những di tích kiến trúc của khu Dinh trấn Thanh Chiêm không còn nữa sau bao nhiêu cuộc tao loạn, thương hải tang điền,  nhưng nó vẫn là biểu tượng văn hóa của quá trình mở mang bờ cõi quốc gia dân tộc, được xem như chiếc nôi ra đời của chữ quốc ngữ và là dấu ấn trọng yếu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và cùng với cánh cửa mở Hội An, dinh trấn Thanh Chiêm trở thành một trung tâm văn hóa, sản sinh ra biết bao bậc hiền nhân, kỳ tài cho đất nước
           
Ngược phía tây đường, sẽ gặp làng An Quán( Điện Phương) gắn với nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. An Quán từng được xem là trung tâm biểu diễn của nghệ thuật tuồng Quảng Nam . Đi đò dọc khoảng 1giờ, hoặc mượn đất Duy Xuyên khoảng 30 phút, là đã có thể nhận mặt vùng Gò Nổi đất học, địa linh nhân kiệt, cái rốn của "Ngũ phụng tề phi" xứ Quảng,  hiển hiện trong bút ky "Đứa con phù sa" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vùng đất có Tổng đốc Hoàng Diệu, có Phạm Phú Thứ kinh bang tế thế, có thi nhân Phạm Hầu với "Vọng hải đài" để muôn đời còn vọng: "Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận. Chẳng biết xa lòng có những ai"...
        
Xuôi về phía đông, gặp vùng Lai Nghi ( Điện Nam)  với nhiều hiện vật khảo cổ có giá trị đã được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ  văn hoá Sa Huỳnh từ nhiều năm trước, đã mở  đường cho các nhà khảo cổ đi tìm cách lý giải cội nguồn của cư dân đang sống trên đất Quảng Nam...

           
Du chơi  làng nghề

       
Không kể món bê thui "độc nhất vô nhị" làm mềm lòng thực khách khắp nơi mỗi khi ngang đường thiên lý Bắc- Nam, đang phát triển từng ngày, mà theo bước lưu dân vĩ đại , nền văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Lam… đã lưu dấu trên cung đường này những làng nghề “vang bóng một thời”, những triền dâu xanh ngút mắt. Một làng đúc Phước Kiều nức tiếng gần xa, với những nghệ nhân thẩm âm nổi tiếng rất hiếm hoi của một nền nghệ thuật cồng chiêng (góp phần cho Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là  di sản văn hóa của nhân loại); một làng bánh tráng, mì Phú Triêm, đưa mỳ Quảng vào danh mục đặc sản của một vùng miền, vẫn giữ lại hương vị nguyên trinh của món mì Quảng xưa mà hiện nay không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khác. Ở đây, mỗi sáng, hàng trăm cô hàng Thanh Chiêm, Triêm Nam ..kẽo kẹt quang gánh sang làng bên, huyện khác và lên cả xe buýt ra tận Đà Nẵng quảng bá đặc sản quê mình, và trở lại ươm khói trời chiều từ đêm tới sáng. Và nước mắm Hà Quảng, Dệt Nông Sơn, mây tre An Thanh, chiếu chẻ Triêm Tây hoặc các nghệ nhân trẻ vừa "lên đời" với gốc rễ văn hoá tạo tác nên hồn gốm của Hạ, chạm khắc nghệ thuật Nguyễn Văn Tiếp và hoa trái đồng quê tranh khắc gỗ ... cũng đã từng làm nao lòng du khách với phong vị vừa dân dã vừa mới mẻ.

         
Mở cửa tương lai

         
Sở hữu nền tảng văn hóa và dấu vết cũ xưa, Điện Bàn đã góp phần  vào cơn sốt du lịch bằng 8km ven biển hoang sơ, đẹp đẽ, hừng hực ánh nắng. Biển Hà My, dường chỉ dành cho cư dân địa phương nhàn du hoặc  của một số người thích xê dịch, thay đổi không khí, đã bắt đầu nóng lên với sự ra đời của các khu du lịch nổi tiến: The Nam Hải, Kim Vinh, Đại Dương xanh, sân golf của Sài Thành…; một khu du lịch "bảo tàng tre Việt" mọc trên đồi  “lửa nóng" Bồ Bồ (Điện Tiến) của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phước Tiến, đã hướng cái nhìn của cư dân địa phương về cái giá của đất, cát, gò đồi. Làng đúc đồng Phước Kiều không bao giờ thiếu vắng trong danh mục các tour du lịch làng nghề trên con đường di sản. Hàng trăm triệu đồng đã được đổ vào xây dựng đường giao thông, công trình điện cho các làng nghề, nghệ nhân được tôn vinh.  Những cuộc triển lãm làng nghề, hội chợ ẩm thực địa phương, kịch bản sân khấu hóa tái hiện hình ảnh võng lọng đón rước “Ngũ phụng tề phi”, “vinh quy bái tổ" cùng các tiết mục , xướng ca các vị anh hùng đất Điện từ quá khứ đến hiện thực được mở  thường xuyên tại địa phương. Các làng nghề truyền thống được đầu tư hàng trăm triệu đồng, tập trung thành một làng quê Việt thu nhỏ( đúc đồng Phước Kiều, bánh tráng Phú Triêm, chiếu chẻ Triêm Tây…), xây dựng các  bến thuyền du lịch chuẩn bị mở tour sông nước Thu Bồn… thêm một lần nữa đánh thức các giá trị văn hoá cho du khách tìm lại dấu xưa, người cũ... Điện Bàn 
                                                                                                Tâm Ca

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Về Điện Bàn thăm các khu lưu niệm
Di tích ở Điện Bàn - Tiềm năng để phát triển du lịch
Du lịch Điện Phương-tiềm năng lớn
Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi – Một điểm đến khơi dậy lòng yêu nước
Bảo tàng Điện Bàn – Điểm đến của một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”
Di tích Giếng Nhà Nhì (trận đánh của các Dũng sĩ Điện Ngọc)
Lăng mộ Chí sĩ Trần Quý Cáp.
Tháp Bằng An
Lăng mộ Chí sĩ Hoàng Diệu
Khu lưu niệm mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm