Nội dung chi tiết

Gò Nổi xuân này
Tác giả: Phạm Lộc .Ngày đăng: 14/02/2015 .Lượt xem: 3739 lượt. [In bài]
Chúng tôi về Gò Nổi vào một buổi sáng cuối năm. Sau những ngày đông giá rét, vùng đất anh hùng này bừng lên dưới ánh nắng vàng tươi. Đường bê tông nông thôn thoáng rộng trải dài trên các lối đi, nhà cửa san sát, mái ngói đỏ tươi. Dòng sông Thu Bồn hiền hòa uốn lượn, vỗ về bên những biền bãi đất màu đầy cây trái xanh mượt…Một sức sống mãnh liệt đang ngập tràn...

Gò Nổi được biết đến là vùng “địa linh nhân kiệt”, “đất học”, “đất khoa bảng”, “Tứ hổ đăng khoa”... gắn liền tên tuổi các nhà khoa bảng, danh nhân, chí sĩ nổi tiếng như: Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Cao Vân, Phạm Tuấn, Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Bôi… Gò Nổi cũng là vùng đất chịu nhiều mất mác, đau thương trong chiến tranh với câu ca “Nhất Củ Chi- Nhì Gò Nổi”. Đó cũng là nơi sáng ngời phẩm chất anh hùng của những người con kiên trung, bất khuất…

Xã Điện Trung hôm nay
   Bước ra khỏi chiến tranh, Gò Nổi như bàn tay trắng, khó khăn chồng chất, nhà cửa tiêu điều, ruộng đồng đầy rẫy bom mìn. Nhưng người dân Gò Nổi đã không chùn bước. Sau ngày kiến thiết đất nước, địa phương bắt tay ngay vào đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, chăm lo cuộc sống của người dân. Và hôm nay, sau 40 năm đất nước hoàn toàn độc lập, những ai đến Gò Nổi đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất này. Điều dễ dàng cảm nhận đó là cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ, khang trang. Đi dọc trên tuyến đường 610B xuyên suốt nối liền 3 xã từ thôn An Hà xã Điện Phong đến tận thôn Vân Ly của Điện Quang rộng rãi, bê tông phẳng lỳ, đêm đến ánh điện đường sáng rực không khác gì phố thị. Ít ai nghĩ rằng mới ngày nào đây thôi trên tuyến đường này vừa nhỏ hẹp lại lởm chởm bởi ổ gà, ổ voi, nắng bụi mưa lầy. Bà con nhân dân nhiệt tình hưởng ứng chủ trương nâng cấp, mở đường, tự nguyện hiến đất, tháo dở tường rào, cổng ngỏ, cây cối, vật kiến trúc có giá trị. Với phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ” đến nay hầu hết các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm đã được chỉnh trang mở rộng và bê tông theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

Giao thông thuận lợi giữa các vùng đã tạo động lực cho kinh tế- xã hội của địa phương phát triển toàn diện. Cùng với mạng lưới giao thông trong khu dân cư, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ở ngoài cánh đồng được triển khai đồng bộ. Bất kể thời tiết có mưa dầm cả tháng trời thì các loại phương tiện xe máy hay xe cơ giới phục vụ cho việc sản xuất, vận chuyển hàng nông sản vẫn “bon bon” ra tận những cánh đồng. Mạng lưới điện vụ chương trình thủy lợi hóa đất màu ở ngài biền bãi đã được phủ kín. Đến Gò Nổi, dọc qua những biền bãi trĩu nặng phù sa, đâu đâu cũng thấy một màu xanh ngút ngàn của cây trái. Ông Trần Văn Mỹ - Chủ tịch UBND xã Điện Phong cho rằng: “Bây giờ xã không còn tình trạng điện thiếu trước hụt sau nữa mà điện đã được kéo ra tận hầu hết cánh đồng để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu. Mùa nào thức ấy, các loại rau màu, rau thực phẩm xanh tốt quanh năm. Có điện, có nước tưới nhân dân tập trung luân canh, xen canh gối vụ. Hằng năm, các loại cây trồng như bắp lai, ớt, đậu xanh, đậu phụng, đậu cove… góp phần đưa thu nhập hằng năm đạt bình quân cả trăm triệu đồng/ha, cá biệt có những mô hình trồng trọt cho thu nhập từ 130 triệu đồng đến 200 triệu đồng mỗi năm”.

Cùng với các mô hình trồng trọt mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, tận dụng nguồn cỏ dồi dào sẵn có tại địa phương và các phụ phẩm từ nông nghiệp, người dân Gò Nổi đầu tư chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo. Hằng năm, đàn bò ở khu vực này có từ 5500 đến 6000 con bò, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm đa số. Riêng ở xã Điện Quang có trên 1000 hộ nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng vỗ béo với tổng đàn bò dao động hằng năm từ 3000-3200, trong đó hàng trăm hộ nuôi từ 5 con trở lên, hộ nuôi nhiều nhất từ 13-15 con con, hộ nuôi ít nhất cũng có từ 2 đến 3 con. Sau khi nuôi vỗ béo từ 8-10 tháng xuất chuồng, trừ chi phí người chăn nuôi thu lãi khoảng 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con/tháng. Tổng giá trị ngành nông nghiệp của xã Điện Quang đạt bình quân 120 tỷ đồng thì giá trị của mô hình chăn nuôi này đã chiếm hơn một nữa.

Trên cánh đồng Điện Quang
   Ông Phan Minh Dũng – Phó chủ tịch UBND huyện Điện Bàn cho rằng, bằng sự năng động của chính quyền địa phương, sự nhạy bén dám nghĩ, dám làm của người nông dân đã tạo nên bước đột phá mới trong cung cách làm ăn, đưa thu nhập của người dân Gò Nổi ngày càng phát triển. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Cơ sở mạng lưới trường lớp trên địa bàn được đầu tư xây dựng. Đến nay, hầu hết các trường học từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở ở Gò Nổi được tầng hóa khang trang, nhiều trang trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được mua sắm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều năm qua, các bậc học từ Trung học cơ sở, tiểu học và mẫu giáo 3 xã Gò Nổi của huyện Điện Bàn đạt và giữ chuẩn quốc gia. Trong đó, trường mẫu giáo Phan Triêm, Tiểu học Trần Thị Lý và tiểu học Phan Thanh đạt chuẩn quốc gia mức độ 2…. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng ngừa dịch bệnh được quan tâm đúng mức. Các trạm y tế của 3 địa phương đều đạt chuẩn mới của quốc gia, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

Xác định bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, do vậy chính quyền 3 xã Gò Nổi rất chú trọng đến lĩnh vực này. Ngoài địa bàn xã Điện Quang có đội thu gom và xử lý rác thải do Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp đảm nhận từ nhiều năm trước, đến nay trên 90% hộ dân ở xã Điện Trung và Điện Phong tham gia nên tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cũng được dấy lên mạnh mẽ và từng bước đi vào chiều sâu. 100% số thôn trên địa bàn đều có nhà văn hóa, cổng chào và các thiết chế văn hóa được củng cố, xây dựng khá hoàn chỉnh. Nhà cửa của nhân dân được chỉnh trang.

Đất trời Điện Bàn đang bừng lên trong ánh nắng rạng rỡ của mùa xuân đang về, đến Gò Nổi hôm nay chứng kiến những đổi thay từng ngày trên quê hương “Đất học, đất anh hùng”, những con đường làng thoáng rộng, nhà cửa được quy hoạch tươm tất cùng bao công trình bề thế, khang trang cho ta cảm nhận khát vọng vươn tầm của vùng đất kiên cường trong đấu tranh, anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Gò Nổi được công nhận hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Niềm vui này là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gò Nổi tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp hơn trong tương lai.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Lễ công bố xã Điện Hồng đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao
Lễ công bố Quyết định công nhận xã Điện Phong đạt chuẩn Xã NTM kiểu mẫu
Xã Điện Trung tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận đạt chuẩn Xã nông thôn mới kiểu mẫu
Xóm Rừng - Sức sống mới ở làng quê cách mạng
Hiệu quả mô hình “Hàng cây cựu chiến binh” xã Điện Hoà
Lễ công bố thôn Kỳ Bì đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 2023
Điện Tiến đoàn kết, chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Kỳ Lam đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Khu dân cư Hà Tây 1 - Khởi sắc nhờ nông thôn mới kiểu mẫu
Lễ công bố xã Điện Quang đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Xã Điện Phong công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới
Lễ công bố xã Điện Trung đạt chuẩn Nông thôn mới
Đôi điều suy nghĩ về nghề nông
UBND huyện Điện Bàn tổ chức cuộc họp thông qua báo cáo kinh tế kỹ thuật đập ngăn mặn, giữa ngọt trên sông Vĩnh Điện.
Mô hình tiết kiệm từ rác thải
Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế hợp tác, Hợp tác xã giai đoạn 2006-2014
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án “Thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn giai đoạn 2010 -2014”
Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã Điện Quang đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2014
Điện Quang xứng đáng là đơn vị dẫn đầu tốp 10 xã nông thôn mới của tỉnh Quảng Nam
3 xã Gò Nổi chính thức được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã nông thôn mới
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm