Nội dung chi tiết

Hai mẹ con đều là anh hùng
Tác giả: Sao Mai .Ngày đăng: 18/02/2015 .Lượt xem: 2227 lượt. [In bài]
Những ngày cuối năm 2014, người dân Điện Ngọc vui mừng nhận được tin người con ưu tú của quê hương, liệt sĩ Trần Vĩnh Quốc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) nhân dân. Niềm vui như được nhân đôi lên khi mẹ ruột của liệt sĩ, bà Võ Thị Phong cũng được Nhà nước truy tặng là Mẹ VNAH.

   Mẹ Anh hùng

        Chúng tôi tìm đến căn nhà của AHLLVT nhân dân Trần Vĩnh Quốc vào một chiều đông. Căn nhà nhỏ nằm ở cuối đường vắng người qua lại. Đón chào tôi là một cụ bà tóc bạc nhìn rất hiền từ. Bà Đặng Thị Giá nay đã bước sang “xưa nay hiếm” nhưng những ký ức về người mẹ chồng, người chồng đã khuất vẫn hằng sâu trong tâm trí bà.

          Bà Võ Thị Phong - mẹ chồng của bà và là mẹ ruột của AHLLVT nhân dân Trần Vĩnh Quốc xuất thân là con gái của một gia đình nông dân nghèo ở thôn Tứ Câu, Điện Ngọc. Từ thuở nhỏ, bà đã phụ giúp gia đình, chăm lo cho các em. Đến tuổi lấy chồng, bà làm dâu về làng Ngân Câu; chồng là ông Trần Lễ - một người nông dân chất phát, thật thà. Hai người chung sống hòa thuận, trong bao mưu sinh cơ cực và đã sinh hạ được 8 người con. Năm 1944, bà Phong đã qua đời sau một cơn bạo bệnh để lại những đứa con thơ dại cho người chồng trong cảnh “gà trống nuôi con”.  Được bồi đắp bởi tình yêu thương của người cha và truyền thống yêu nước và cách mạng của mảnh đất Điện Ngọc anh hùng nên những người con của bà đã sớm tiếp thu và nhận biết được con đường phải đi của người thanh niên khi quê hương bị kẻ thù xâm chiếm. Người con trai thứ hai của bà là Liệt sĩ AHLLVT nhân dân Trần Vĩnh Quốc, nguyên là Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà, Bí thư Huyện ủy Điện Bàn, hy sinh năm 1970; người con trai út là Liệt sĩ Trần Dương hy sinh năm 1968. Ông Trần Thanh, con trai đầu của bà cũng là thương binh loại 1.

          

Ông Trần Vĩnh Quốc ( ngồi ngoài cùng phía bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng các anh, 
em trai và em dâu ( lúc này đang ở ngoài Bắc)  trước khi vào miền Nam nhận công tác năm 1959.

   Ngày 11/11/2014, bà Phong được Nhà nước truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Dẫu giờ đây bà đã không còn nữa nhưng danh hiệu này là niềm tự hào, niềm động viên lớn đối với con cháu và đồng thời là minh chứng khẳng định Đảng và Nhà nước ta không bao giờ quên công lao to lớn của những người mẹ đã sinh ra những người con đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

          Con Anh hùng

           Bà Đặng Thị Giá khi kể về chồng, người mà bà thường gọi với cái tên đầy yêu thương là “ ông Bốn tôi” – liệt sĩ AHLLVT nhân dân Trần Vĩnh Quốc, đôi mắt của bà tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

          “Ông Bốn tôi tham gia cách mạng sớm lắm, trước năm 1945, ổng vừa đi học vừa tham gia phong trào thanh niên cứu quốc, ổng  làm chiến sĩ giao liên gan dạ lắm”. Lấy nhau năm 1945 nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Từ tham gia cách mạng đến lúc hi sinh, ông tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận, trải qua nhiều chức vụ từ Bí thư chi bộ các xã Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Phước; Bí thư Huyện ủy, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam, Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà, Phó Chủ tịch UBND cách mạng Đặc khu Quảng Đà... Những năm tháng tham gia chiến đấu đã tôi luyện nên bản chất anh hùng trong ông. Năm 1953, trong một chuyến công tác để chỉ đạo chống càn, do bị chỉ điểm nên ông Quốc bị địch bắt giam ở nhà lao Đà Nẵng. Do sự mưu trí, ông đã thủ tiêu tài liệu không để lọt vào tay kẻ thù. Sau đó bọn địch đã chuyển vào trại tù binh Cam Ranh và hơn một năm sau, được trao trả ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Từ đây ông tiếp tục được tổ chức phân công nhiệm vụ mới và cử đi học tại Trường Bổ túc văn hóa công nông. Lúc bấy giờ, ở miền Nam đang sục sôi phong trào đấu tranh chống tố cộng, diệt cộng. Dù đang công tác ổn định ở miền Bắc, ông Quốc vẫn xin được trở về miền Nam ruột thịt, sát cánh cùng với cán bộ, nhân dân chiến đấu chống bọn Mỹ - Ngụy. Nguyện vọng trở thành hiện thực, tháng 5 năm 1959, ông đã cùng hàng chục những cán bộ, chiến sĩ người Quảng Nam được điều động trở về miền Nam. Trở lại công tác nơi quê hương, giữa lúc kẻ thù đang đàn áp phong trào cách mạng hết sức tàn bạo, giết hại dã man những người tham gia kháng chiến cũ, ông đã cùng tập thể Huyện ủy Điện Bàn chỉ đạo đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kèm trong Đồng khởi năm 1962, giải phóng quê hương năm 1964, mở ra phong trào nhân dân du kích chiến tranh, nhất là khi Mỹ đưa quân vào Đà Nẵng, Điện Bàn. Dù ở cương vị công tác nào, ông cũng là người giỏi chịu đựng khó khăn, gian khổ, mạnh dạn hoạt động ở vùng địch chiếm đóng để nắm dân, vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, củng cố và phát triển cơ sở cách mạng, giữ vững phong trào. Khi kể về người đồng đội này, ông Nguyễn Hồng Thắng, nguyên Bí thư Huyện ủy Điện Bàn rất đỗi khâm phục “Anh ấy rất gan dạ, chín chắn, phán đoán tình địch ta chính xác”. Khi lý tưởng cách mạng sôi sục, người ta dường như quên đi niềm hạnh phúc riêng tư. Bà Giá cười móm mém chia sẻ, cưới nhau từ năm 1945 rồi sau đó ông cứ đi biền biệt. Mãi cho đến năm 1965 được sự tạo điều kiện của cấp trên và  sự giúp đỡ của anh em, bà Giá mới đến thăm chồng vài lần ở cơ sở cách mạng và cho biết “ Khi tôi sinh hai con, ổng cũng không thể về thăm được. Tính ra từ khi thoát ly gia đình đi theo cách mạng cho đến khi hi sinh, ông chỉ về thăm nhà được 2, 3 lần chi đó thôi”. Năm 1970, trong một chuyến công tác tại căn cứ Hòn Tàu, Duy Xuyên, ông đã hy sinh. Tên tuổi của ông đã gắn liền với nhiều trận đánh, nhiều sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng ở Điện Bàn trong những năm 1960-1970. Năm 2014, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

          Câu chuyện quá khứ về hai mẹ con, hai thế hệ anh hùng trong một gia đình được bà Giá kể lại với những cảm xúc nhớ thương, tự hào, nhưng rất đổi bình dị, chân chất. Chiến tranh, gian khổ và sự hy sinh đã tôi luyện những người dân bình thường trở thành những anh hùng. Nhưng sự hi sinh của họ sẽ được những thế hệ mai sau ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc.
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bị lừa, một thiếu niên trốn về quê được Công an phường Điện An giúp đỡ
Hội Cựu chiến binh xã Điện Hồng bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội
Điện Bàn, 24 đại biểu tham gia chuỗi hoạt động “Hành quân về nguồn”
Công an phường Điện Dương tuyên truyền pháp luật cho chủ cơ sở lưu trú, cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Ban chỉ huy Quân sự thị xã Điện Bàn quy tập 3 hài cốt liệt sĩ tại phường Điện Nam Bắc
Ngày hội “Thanh thiếu nhi với pháp luật và văn hoá giao thông” năm 2025
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2025
80 năm tiến bước dưới quân kỳ
Điện Bàn quê ta giải phóng rồi
Công an xã Điện Hồng kiểm tra, bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Những người giữ mạch máu thông tin
Cựu chiến binh giữa đời thường.
Sự hi sinh thầm lặng
Chúng tôi thành chiến sĩ
Thăm gia đình các quân nhân đang công tác trên quần đảo Trường Sa
Xã Điện An tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương
UBND xã Điện Nam Đông triển khai nhiệm vụ Quốc phòng - Quân sự địa phương năm 2015
Thị trấn Vĩnh Điện tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2014
Xã Điện Dương tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương năm 2014.
Thị trấn Vĩnh Điện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công an, Bảo vệ dân phố năm 2014.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm