Nội dung chi tiết

Một số giải pháp phát triển ngông nghiệp huyện Điện bàn theo hướng Nông nghiệp đô thị, sinh thái.
Tác giả: ThS. Võ Như Chánh .Ngày đăng: 04/03/2015 .Lượt xem: 5294 lượt. [In bài]
1. Lời nói đầu: Hiện nay, nông nghiệp đô thị, sinh thái đã trở thành xu thế của quá trình phát triển của các Quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt… cung ứng cho các đô thị là từ nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị, sinh thái đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ nông dân và lao động nhàn rỗi của các quốc gia. Bên cạnh đó, phong trào sử dụng các loại thức ăn hữu cơ là yếu tố chính thức thúc đẩy mô hình nông nghiệp đô thị, sinh thái phát triển. Nhiều người dự đoán tốc độ đô thị hoá tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển, nhu cầu lương thực - thực phẩm cho cư dân đô thị cũng tăng nhanh, khi đó nông nghiệp đô thị sinh thái sẽ trở thành hướng đi tất yếu.

Ðiện Bàn là huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, đông nam giáp thành phố Hội An, là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều khu, cụm công nghiệp và cơ sở hạ tầng đô thị nông thôn đang được đầu tư hoàn thiện, phấn đấu trở thành Thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2015. Quá trình đô thị hoá, xây dựng công nghiệp và hạ tầng cơ sở của Ðiện Bàn hiện nay đã tạo ra áp lực lớn đối với sản suất nông nghiệp như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp thiếu đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm; vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước...). Ðây là vấn đề mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vấn đề đặt ra là xác định mục tiêu, chặng đường và những bước đi thích hợp để làm thế nào để nông nghiệp Ðiện Bàn đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn và hiệu quả cao.

2.     Cơ sở lý luận về nông nghiệp đô thị, sinh thái

2.1. Khái niệm 
- Nông nghiệp đô thị, sinh thái: là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc gần vùng đô thị và thích ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy lợi thế của điều kiện vật chất, kỹ thuật đô thị để ngày càng hoàn thiện các chức năng sinh thái mà nó tham gia vào chu trình cân bằng và chức năng cung ứng, nhằm thoả mãn nhu cầu không chỉ là những nông sản hàng hoá sạch, chất lượng cao và đa dạng, mà còn là sản phẩm văn hoá, tinh thần đáp ứng nghỉ dưỡng của cư dân thành thị. 
2. 2. Sự cần thiết của phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái

Phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái là một biện pháp có tính khả thi cao, góp phần tích cực vào giải quyết vấn đề liên quan trong quá trình đô thị hoá. Nông nghiệp đô thị, sinh thái sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ văn,  bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng môi trường.
Nông nghiệp đô thị, sinh thái có khả năng tận dụng tối đa quỹ đất đô thị cho sản xuất nông nghiệp để tạo ra nguồn nông sản phẩm tươi sống, giá rẻ cung ứng tại chỗ cho cư dân đô thị, tạo việc làm cho một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, phụ nữ,… đồng thời tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo vành đai xanh cho đô thị, chống ô nhiễm môi trường.
Kinh nghiệm của các nước phát triển đã cho thấy muốn công nghiệp phát triển nhanh phải có một nền nông nghiệp mạnh mới bảo đảm tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự phát triển bền vững, giải quyết vấn đề nghèo đói, và nhiều vấn đề xã hội khác.
Từ thế kỷ XX, nông nghiệp ở đô thị, sinh thái đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thit, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, đa số gia đình ở thành phố phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp đô thị. ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở  Maputo (Mozambique) 37%... Tại Béclin (Đức) có 8 vạn mảnh vườn trồng rau. Tại nhiều thành phố ở Trung Quốc nông nghiệp đô thị cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% nhu cầu về trứng của người dân.
Đối với nông nghiệp của huyện Điện Bàn việc hình thành các vùng nông nghiệp đô thị, sinh thái trong các khu đô thị mới của các huyện là một vấn đề quan trọng, bức thiết của quá trình phát triển kinh tế của huyện.
3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Điện Bàn theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái

 Điện Bàn là huyện đồng bằng, do vậy sản xuất nông nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Vì nông nghiệp là một ngành thu hút số lượng lớn lao động của huyện, thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của một số hộ gia đình trong huyện. 
Cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010 - 2013 chuyển dịch mạnh theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”. Giá trị sản xuất của toàn huyện liên tục tăng qua các năm với mức độ tăng trưởng bình quân là 14,73%/ năm, ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ tăng cao qua các năm đạt mức tăng trưởng bình quân tương ứng là 14,03%/năm và 21,1%/năm, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,3%/năm.
Kết quả phân tích trên phản ánh nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển nhanh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp chậm hơn các ngành khác là do quá trình đô thị hoá nhanh, hộ nông dân được hưởng tiền bồi thường từ việc đô thị hoá nên ít chú trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp; hoạt động sản xuất nông nghiệp trong huyện so với các ngành khác hiệu quả kinh tế thấp, rủi ro cao; do hội nhập kinh tế quốc tế nông sản nhập khẩu nhiều, giá cả thấp nên sản phẩm nông nghiệp của huyện kém sức canh tranh trên thị trường, giá bán thấp; nhiều trường hợp đất nông nghiệp còn bị bỏ hoang, nông dân không dám đầu tư nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp.
Điện Bàn là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, xu hướng phát triển chủ yếu của huyện là đẩy mạnh phát triển phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp cũng rất được quan tâm. Mặc dù, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm  nhưng do ngành công nghiệp và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp liên tục giảm qua các năm 2010 là 7,74 % đến năm 2013 là 5,57 %. Tuy vậy, quá trình đô thị hoá cũng là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển do mở rộng thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng nông nghiệp của huyện rất cần có sự chuyển biến rất lớn về phương thức sản xuất để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trong điều kiện đô thị hoá. Phát triển cả về số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm. Đây là một động lực để phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng đô thị, sinh thái.
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2013 đạt 431,54 tỷ đồng, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp là 28,06 triệu đồng/ ha đất nông nghiệp (Theo giá cố định 1994). Sau khi đổi mới phương thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thì giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là 2,83%/ năm.
Trong nông nghiệp, huyện luôn chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng quy mô nuôi trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao. Do vậy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã được xây dựng như: rau an toàn, trồng hoa, nuôi cá cảnh…Do chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mục tiêu kinh tế nên tốc độ giảm diện tích đất trồng lúa nhanh hơn đất trồng các loại cây khác. Ngành chăn nuôi có xu hướng giảm dần các loại sản phẩm chủ yếu là thịt lợn, gia cầm để phù hợp với sự phát triển theo hướng đô thị hoá. Ngành thuỷ sản: sản xuất ổn định tận dụng được những ao hồ, ruộng trũng vào nuôi trồng thủy sản và tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện Điện Bàn theo phương thức sản xuất truyền thống trong thời kỳ đô thị hoá đã dẫn tới một số tồn tại tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái. Lượng phân bón hoá học sử dụng bình quân/ha ở mức độ thâm canh đã gây áp lực lớn cho môi trường đất. Sử dụng phân bón hoá học, không kết hợp phân hữu cơ có thể làm cho đất trở nên chua hoá nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Cùng với vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân hàng trăm tấn/năm đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái trong nông thôn.
Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tự phát, thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi đã dẫn tới ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn đã gây tác động rất lớn tới môi trường sinh thái trong huyện như chất thải công nghiệp, rác thải khu đô thị ... đây là một vấn đề bức xúc có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của huyện.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiểm môi trường ở nông thôn vẫn là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, những người dân sản xuất nông nghiệp chưa sẵn sàng thay đổi tính truyền thống trong sản xuất nông nghiệp.
4. Phân tích SWOT đối với Nông nghiệp huyện Điện Bàn
Trên cơ sở nghiên cứu và điều tra thực tế tại huyện bài viết áp dụng phương pháp SWOT xây dựng hệ thống ma trận để phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Mục tiêu lập ma trận phân tích SWOT là tìm cách kết hợp giữa các điểm mạnh và thách thức (S – T), giữa các điểm yếu và cơ hội (W – O) nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đối phó tốt nhất với các thách thức trong phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Điện Bàn. Kết quả phân tích SWOT và phương án kết hợp các yếu tố S – T và W – O được thể hiện qua như sau:
4.1. Strengths- Thế mạnh
S1: Dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, nguồn nguyên nhiên liệu nông sản phong phú, khí hậu thuận lợi, hạ tầng giao thông tốt.
S2: Nông sản có thương hiệu, có giá trị kinh tế cao (gạo Điện Bàn …).
S3: Gần thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An nên dễ dàng mở rộng thị trường tiêu thụ và tiếp thu khoa học công nghệ.
S4: Chăn nuôi có xu hướng phát triển theo quy mô lớn.
S5: Gần các khu đô thị ( khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc), khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Do vậy việc tận dụng các thực phẩm dư thừa làm thức ăn cho chăn nuôi phát triển.
S6 Hộ gia đình chăn nuôi của huyện có đủ điều kiện kinh tế để phát triển chăn nuôi.
4.2. Weaknesses - Điểm yếu
W1: Sản xuất nông nghiệp trong huyện vẫn còn sử dụng quá mức các loại hoá chất trong phạm vi cho phép của an toàn thực phẩm. Nguồn nước thải của các khu đô thị, khu công nghiệp đã gây tác hại trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của huyện, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân, sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
W2: Sản xuất nông nghiệp của vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún do quy mô diện tích đất đai bình quân/ hộ thấp và bị chia cắt, phân tán ở nhiều khu vực khác nhau.
W3: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dưới dạng thô chưa qua chế biến, chất lượng sản phẩm không ổn định. Chưa gắn kết được sản xuất với công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp vẫn chạy theo lợi nhuận, không để ý đến tác hại tới người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
W4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường và bảo vệ môi trường của người nông dân còn thấp. Lao động trong nông nghiệp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
W5: Lượng sản phẩm sản xuất ra không ổn định, chất lượng sản phẩm còn thấp
4.3. Opportunities - Cơ hội  
O1: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang nằm trong định hướng ưu tiên phát triển của cả nước. Được Trung ương quan tâm và có những chính sách ưu đãi (Miễn, giảm thuế, không thu thuế đối với đầu vào của nông nghiệp) sẽ tạo cơ hội lớn trong việc phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng đô thị, sinh thái
O2: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao tăng mạnh là cơ hội để phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái.
O3: Là vùng đô thị mới nên tiềm lực kinh tế hộ cao nên có khả năng đầu tư để nông nghiệp
O4: Chăn nuôi theo hướng tập trung, hướng hàng hoá đang được nhà nước khuyến khích phát triển.
O5: Chăn nuôi công nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích.
O6: Điện Bàn là khu vực năng động nên được các nhà đầu tư xem xét đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục và dạy nghề
4.3. Threats - Thách thức  
T1: Thị trường các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp thường xuyên biến động
T2: Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch của người tiêu dùng ngày càng khắt khe.
T3: Hộ sản xuất thiếu vốn đầu tư công nghệ; đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh đã làm giảm quy mô diện tích đất canh tác của hộ, làm cho các hộ không muốn dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng để tập trung ruộng đất.
T4: Trình độ lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu của công nghệ sản xuất, khả năng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, điều này tạo ra thách thức lớn trong việc phát triển nông nông nghiệp của huyện.
T5: Trong bối cảnh hội nhập nông sản xuất khẩu phải đối mặt với rào cản kỹ thuật trong thương mại ( tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...). Đáng kể là, cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ thiết bị phục vụ sản xuất ... 
T6: Thiên tai lũ lụt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nên ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, con vật nuôi trên địa bàn huyện
Kết hợp S - O
- Hàng năm huyện cần rà soát và công bố quy hoạch đất đai để nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và yên tâm đầu tư vào nông nghiệp. Quy hoạch vùng chăn nuôi đại trà, để áp dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi.
- Phát triển những sản phẩm được xem là thế mạnh của huyện cũng như từng địa phương.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và  theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái
- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chăn nuôi.
- Đưa các giống vật nuôi cho sản lượng và chất lượng cao vào chăn nuôi ở các hộ gia đình. Đẩy mạnh chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao ( động vật cảnh) và thực hiện chăn nuôi theo hướng xuất khẩu.
Kết hợp S - T
- Lựa chọn phương thức sản xuất tạo sản phẩm phù hợp với thị trường.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chăn nuôi nhằm hạn chế tác động của tự nhiên và dịch bệnh.
- Đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Tăng cường thu hút đầu tư để hình thành các đơn vị cung cấp đầu vào cho ngành sản xuất và chăn nuôi.
- Chú trọng chăn nuôi sản phẩm sạch, động vật cảnh.
Kết hợp W -O
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
- Áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
- Tập trung gieo trồng những cây trồng có chất lượng cao mà địa phương có thế mạnh
- Khuyến khích chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
- Mở lớp tập huấn kiến thức cho hộ chăn nuôi.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ để thúc đẩy chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
Kết hợp W – T
- Đổi mới phương thức sản xuất. Chuyển đổi diện tích canh tác sang trồng các loại cây trồng thích hợp.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ gia đình về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái.
- Tập trung chăn nuôi các loại giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tập trung chăn nuôi động vật cảnh để giảm tác hại đến môi trường.
- Tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng “ Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. 
(Còn nữa)
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Xóm Rừng - Sức sống mới ở làng quê cách mạng
Hiệu quả mô hình “Hàng cây cựu chiến binh” xã Điện Hoà
Lễ công bố thôn Kỳ Bì đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 2023
Điện Tiến đoàn kết, chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Kỳ Lam đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Khu dân cư Hà Tây 1 - Khởi sắc nhờ nông thôn mới kiểu mẫu
Lễ công bố xã Điện Quang đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Lễ công bố xã Điện Thọ đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023
Hội Nông dân xã Điện Hòa xây dựng vườn ươm nông thôn mới tại Chi hội thôn Quang Phường
Lễ công bố thôn Hà Tây 1, xã Điện Hòa đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Huyện Điện Bàn (Quảng Nam): Cần đập ngăn mặn vĩnh cửu để cứu ngành nông nghiệp
Đồng hành cùng nông dân
Xây dựng nông thôn mới ở Điện Bàn
Gò Nổi xuân này
Xã Điện Phong công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới
Lễ công bố xã Điện Trung đạt chuẩn Nông thôn mới
Đôi điều suy nghĩ về nghề nông
UBND huyện Điện Bàn tổ chức cuộc họp thông qua báo cáo kinh tế kỹ thuật đập ngăn mặn, giữa ngọt trên sông Vĩnh Điện.
Mô hình tiết kiệm từ rác thải
Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế hợp tác, Hợp tác xã giai đoạn 2006-2014
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm