Nội dung chi tiết

Một số giải pháp phát triển ngông nghiệp huyện Điện bàn theo hướng Nông nghiệp đô thị, sinh thái.
Tác giả: ThS. Võ Như Chánh .Ngày đăng: 26/03/2015 .Lượt xem: 4397 lượt. [In bài]
Hiện nay, nông nghiệp đô thị, sinh thái đã trở thành xu thế của quá trình phát triển của các Quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt… cung ứng cho các đô thị là từ nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị, sinh thái đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ nông dân và lao động nhàn rỗi của các quốc gia. Bên cạnh đó, phong trào sử dụng các loại thức ăn hữu cơ là yếu tố chính thức thúc đẩy mô hình nông nghiệp đô thị, sinh thái phát triển. Nhiều người dự đoán tốc độ đô thị hoá tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển, nhu cầu lương thực - thực phẩm cho cư dân đô thị cũng tăng nhanh, khi đó nông nghiệp đô thị sinh thái sẽ trở thành hướng đi tất yếu.

5. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị huyện Điện Bàn
Thứ nhất: Về nhận thức
- Thông qua hình thức tuyên truyền, vận động hộ nông dân tham gia vào vấn đề cải tạo môi trường cảnh quan để phù hợp với sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đô thị mới trên địa phương.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về một nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trực tiếp hướng dẫn cho hộ nông dân tiến hành sản xuất thử nghiệm để thấy được hiệu quả từ các mô nông nghiệp đô thị, tạo lòng tin về một phương thức mới khuyên khích nhân rộng các mô hình.
Thứ hai: Về quy hoạch sử dụng đất
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, trong đó có phân tích không gian nhu cầu sử dụng đất và công khai, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch. Có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tư. Các xã, thị trấn, các ban ngành có liên quan rà soát, phân loại cụ thể từng mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động trong việc mời gọi vốn đầu tư.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm công khai, minh bạch. Chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử.
- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.  
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: Chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất…
- Trên cơ sở đánh giá về mặt lợi thế của từng vùng, từng khu vực, UBND các cấp căn cứ vào mục tiêu quy hoạch kế hoạch để xây dựng các dự án phát triển sản xuất chi tiết như : Dự án phát triển vùng lúa giống, lúa thịt, dự án phát triển vùng rau màu thực phẩm...

Thứ ba: Đẩy nhanh tốc độ  chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái.
- Lấy thị trường làm xuất phát điểm để thúc đẩy, điều chỉnh, phân bố nguồn lực sản xuất trong ngành nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sâu hơn trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế biến, thương mại, ứng dụng công nghệ hiện đại để chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Hướng dẫn hộ gia đình sản xuất nông nghiệp lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương và phù hợp với năng lực sản xuất của hộ.
- Xây dựng các chính sách kết hợp các xã đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ nhằm cung cấp các cây giống, con giống chất lượng để phục vụ sản xuất của huyện. Xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện hộ nông dân và của địa phương.
- Phân chia các vùng sản xuất chuyên canh để hình thành ngành hàng. Cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên 3 vùng sản xuất nông nghiệp trong huyện thành các vùng chuyên canh.
Vùng một: Hiện tại các xã vùng cát ( gồm: Điện Dương, Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung và Điện Nam Đông), có tốc độ đô thị hoá nhanh, một phần diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẻ trong các khu đô thị. Quy mô của vùng này thường nhỏ, xen kẻ khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông, môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm. Vùng này cần quy hoạch thành các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn, nuôi động vật cảnh... vì chu kỳ sản xuất ngắn, ít ảnh hưởng tới môi trường, tạo cảnh quan của các khu đô thị.
Vùng hai: Các xã giáp với thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An ( Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Phương và Điện Điện Tiến), đây là vùng sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ cao. Nên trồng cây công trình, trồng lúa (lúa thịt và lúa giống) và trồng rau nhà lưới, ...
Vùng ba: Các xã còn lại với quy mô sản xuất lớn, thu hút nguyên liệu đa dạng, cung cấp lượng nông sản hàng hoá lớn cho các thành phố, các khu đô thị trong huyện. Quy mô sản xuất nông nghiệp ở các xã này chủ yếu là cây lúa ( lúa thit, lúa giống...), rau... ngoài ra còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản để cung cấp cho công nghiệp chế biến, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân các thành phố và các vùng lân cận khác.
Thứ tư: tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Huyện cần nhấn mạnh đến các giải pháp mở rộng các hình thức hợp tác, đầu tư trong quá trình triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng cường năng lực cạnh tranh; phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, gắn kết mạng sản xuất với chuỗi giá trị và chuổi cung ứng nông sản, liên thông thị trường, cần đưa nông sản của huyện tham gia các hội chợ nông sản nhằm quảng bá nông sản phẩm của huyện.
- Xây dựng thương hiệu cho nông sản để tiến hành xuất khẩu. Cần phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh tiến hành kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho nông sản để nông sản của huyện được đưa vào tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn như: BigC và Metro
- Cần nâng cấp, xây dựng các chợ trong huyện thành các chợ đầu mối về nông sản từ đó giúp quá trình tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn.
- Thành lập các đơn vị trung gian để cung cấp vật tư cho sản xuất, thu mua phân phối nông sản. Nghiên cứu xây dựng các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các hiệp hội cung ứng giống cây trồng, hiệp hội sản xuất chuyên canh cây ăn quả, lúa giống... Qua đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào nông nghiệp.
Thứ năm: về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
- Đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá. Đưa công nghệ, thiết bị tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực: cung ứng giống trong nông nghiệp, thâm canh cây trồng-vật nuôi, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong việc cải tạo đất, nghiên cứu đưa ra hệ thống canh tác điển hình như luân canh lúa-màu, lúa kết hợp thủy sản, sử dụng phân hữu cơ, phân vi lượng,…
- Xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao trình diễn cho các hộ học tập. Hướng dẫn tập huấn cho các hộ về kỹ thuật canh tác công nghệ cao (như: trồng rau viêtgap, trồng rau trong nhà lưới, thuỷ canh, sản xuất rau mầm...), để hộ mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ sáu: Về công tác khuyến nông
Hiện nay, hộ sản xuất nông nghiệp của huyện tiến hành sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học đã làm ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững, ảnh hưởng môi trường sinh thái. Do vậy phòng  khuyến nông của huyện cần tập huấn cho hộ về kỹ thuật gieo trồng, nên sử dụng loại phân bón và thuốc trừ sâu nào vào sản xuất.
- Xây dựng các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cung cấp cây giống, con giống chất lượng cao cho hộ sản xuất, khuyến cáo hộ gia đình sử dụng phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón vi sinh vật vào sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản. Hàng năm vào mỗi đầu các vụ gieo trồng phòng nông nghiệp huyện cần mở các đợt tập huấn về các quy trình sản xuất các loại giống mới, tập huấn IPM cho hộ nông dân để hộ chủ động đề phòng ngừa dịch hại trong sản xuất nông nghiệp.
- Khuyến cáo cho bà con nông dân về cách sử dụng phân bón và quy trình chăm sóc cây trồng theo từng thời vụ, từng loại cây trồng. Tổ kỹ thuật của Phòng nông nghiệp&PTNT huyện cần gắn với các khu vực sản xuất để kịp thời phát hiện sâu bệnh và giúp bà con trong công tác diệt trừ sâu bệnh.
Thứ bảy: nâng cao trình độ lao động
Hiện nay, đa số lao động chưa được đào tạo đang hoạt động sản xuất nông nghiệp trong huyện, do vậy hộ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm. Do vậy, Phòng nông nghiệp&PTNT cần kết hợp với Hội Nông dân các cấp mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các chủ hộ tham gia sản xuất về: Kỹ thuật canh tác rau an toàn, kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, kỹ thuật chăn nuôi, marketing nông sản hàng hoá nhằm mục đích trang bị kỹ thuật canh tác cho hộ và nâng cao năng lực sản xuất, nhận định được thị trường để sản xuất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Tăng cường đầu tư cho phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ. Vì vậy, cần nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho đào tạo nhân lực nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho các ngành, "mũi nhọn’’ và phân bố tài chính thoả đáng cho các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, cần có biện pháp tăng nguồn thu ngoài ngân sách để phục vụ cho đào tạo thông qua các hoạt động sản xuất, tiếp thu khoa học, ứng dụng triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Khuyến khích các cơ sở đào tạo thành lập các cơ sở sản xuất dịch vụ theo đúng ngành nghề đào tạo vừa phục vụ thực hành, thực tập, vừa tăng nguồn thu phục vụ công tác đào tạo; đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, bằng cách hỗ trợ đầu ra sản phẩm như miễn giảm thuế... Khuyến khích việc liên doanh liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ… Xây dựng quỹ khuyến học ngành nông nghiệp để thu hút mọi tiềm năng trong và ngoài nước đóng góp cho đào tạo ngành nông nghiệp.
- Coi trọng công tác dạy nghề cho nông dân như một bộ phận của chiến lược con người. Trên cơ sở chiến lược lâu dài cần cụ thể hoá theo từng thời kỳ, gắn với quy hoạch và kế hoạch đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đào tạo lại cán bộ khoa học, cán bộ quản lý nông nghiệp. Vấn đề dạy nghề cho nông dân cần được xem xét và giải quyết đồng bộ cùng các giải pháp kỹ thuật, vốn, thị trường.
- Các xã cử cán bộ đi học tại các trường chuyên ngành để khi về địa phương là những nhà tư vấn cho các hộ sản xuất. Cần tổ chức cho các hộ sản xuất đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tại các trung tâm nghiên cứu, các mô hình sản xuất tiêu biểu ngoài huyện.
- Thành lập các câu lạc bộ theo các ngành hàng trong huyện, để các hộ sản xuất có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiêm của nhau.
Thứ bảy: về vốn đầu tư
Để phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái thì vốn đầu tư của hộ phải đủ lớn để đầu tư vào sản xuất nhằm khai thác hết nguồn lực đất đai của mình.
- Để hộ nông dân có vốn đầu tư vào sản xuất huyện cần xây dựng các chính sách hỗ trợ vốn vay cho phát triển trong nông nghiệp, nhằm khuyến khích hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư theo chiều sâu.
- UBND huyện, xã, hội nông dân cần liên kết với các công ty cung cấp giống và tư liệu sản xuất tạo điều kiện cho hộ sản xuất mua vật tư, cây, con giống nhưng trả tiền sau khi thu hoạch để giúp hộ có vốn sản xuất.
- Khi xét duyệt cho hộ vay vốn cần căn cứ vào quy mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất mà xác định đối tượng nào được vay vốn, số lượng vốn vay, thời gian vay và hình thức cho vay phù hợp. Tránh tình trạng  nguồn vốn cho vay ưu đãi của hội nông dân thì hộ cần vay vốn không được vay hoặc vốn vay quá ít không đủ để xây dựng mô hình sản xuất... mà các hộ giàu, hộ sản xuất công nghiệp trong huyện lại được vay vốn.
- Huyện cần hỗ trợ nông dân về vốn trong quá trình đưa công nghệ mới vào sản xuất. Cần xây dựng các hình thức tín dụng trong dân để hộ có thể giúp nhau về vấn đề vốn trong sản xuất.
- Huyện cần có các giải pháp để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện.
Thứ tám: về chủ trương - chính sách
- Quy hoạch đất nông nghiệp ổn định để thức đẩy hộ đầu tư trong sản xuất.
- Khuyến khích hộ dồn điền đổi thửa. Xây dựng và kiên cố hệ thống thuỷ lợi trong huyện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống kênh mương cho sản xuất vì hệ thống này đã bị xuống cấp do đô thị hoá.
- Có chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp nhưng phải chú trọng đề cao về nông nghiệp, vì đây là ngành mà đại đa số các hộ trong huyện đang thực hiện.
- Có chính sách hỗ trợ trong công tác dạy nghề cho lao động trong địa phương.
5. Kết luận
Nông nghiệp đô thị, sinh thái là một nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững, sản xuất hàng hoá tại các vùng nông thôn ven đô thị. Phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái là một hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với các khu vực đang có tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và các nguồn lực về nước hạn hẹp,.... Nông nghiệp đô thị, sinh thái hạn chế việc sử dụng các chất hoá học vào sản xuất, giảm ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất nông nghiệp tới môi trường, nâng cao chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ sản xuất, tạo cảnh quan cho các đô thị.
Điện Bàn là một huyện đồng bằng có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều hộ gia đình còn ít đất nông nghiệp để canh tác. Phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái là một hướng phát triển thích hợp với điều kiện hiện tại của huyện, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái của huyện gặp một số khó khăn như: trình độ của người lao động thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn, sản phẩm manh mún....Để ngành nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển đòi hỏi cần có một hệ thống giải pháp về nâng cao trình độ người lao động, khoa học công nghệ, chính sách đất đai và chính sách thu hút vốn đầu tư... để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái. 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Lễ công bố xã Điện Hồng đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao
Lễ công bố Quyết định công nhận xã Điện Phong đạt chuẩn Xã NTM kiểu mẫu
Xã Điện Trung tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận đạt chuẩn Xã nông thôn mới kiểu mẫu
Xóm Rừng - Sức sống mới ở làng quê cách mạng
Hiệu quả mô hình “Hàng cây cựu chiến binh” xã Điện Hoà
Lễ công bố thôn Kỳ Bì đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 2023
Điện Tiến đoàn kết, chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Kỳ Lam đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
Khu dân cư Hà Tây 1 - Khởi sắc nhờ nông thôn mới kiểu mẫu
Lễ công bố xã Điện Quang đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Cẩm Đồng hôm nay
Hội thảo về Nông thôn mới
Lãnh đạo UBND huyện kiểm tra thi công Công trình đập ngăn mặn
Kết quả bước đầu mô hình “Trồng măng tây xanh an toàn”
Họp giao ban sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015
Một số giải pháp phát triển ngông nghiệp huyện Điện bàn theo hướng Nông nghiệp đô thị, sinh thái.
Huyện Điện Bàn (Quảng Nam): Cần đập ngăn mặn vĩnh cửu để cứu ngành nông nghiệp
Đồng hành cùng nông dân
Xây dựng nông thôn mới ở Điện Bàn
Gò Nổi xuân này
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm