Cụm công nghiệp Bồ Mưng thuộc xã Điện Thắng Bắc, có diện tích 5,7285 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Bồ Mưng gồm: Thương mại và dịch vụ, kho hàng; sửa chữa và kinh doanh ô tô; mây tre đan, thủ công mỹ nghệ và các ngành công nghiệp phù hợp với vùng nguyên liệu và điều kiện, lợi thế của địa phương, ít gây ô nhiễm môi trường.
Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 thuộc xã Điện Thắng Trung - Điện Thắng Nam có diện tích 52,47 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 gồm: Công nghiệp điện - điện tử, cơ khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp dệt, may mặc, giày da và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Cụm công nghiệp Trảng Nhật 2 thuộc xã Điện Hòa, có diện tích 25,37 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Trảng Nhật 2 gồm: Công nghiệp may mặc; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp sản xuất thiết bị y tế và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Cụm công nghiệp Thương Tín thuộc phường Điện Nam Đông có diện tích 39,73 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Thương Tín gồm: Công nghiệp điện - điện tử, cơ khí; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp giày da, may mặc; công nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Hoạt động của Công ty TNHH MTV may thêu Mạnh Tiến Quảng Nam
Cụm công nghiệp Nam Dương thuộc phường Điện Nam Đông và Điện Dương, có diện tích 46,18 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Nam Dương gồm: Công nghiệp cơ khí; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp may mặc; công nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Cụm công nghiệp Cẩm Sơn thuộc xã Điện Tiến có diện tích 26,93 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp Cẩm Sơn gồm: Công nghiệp cơ khí; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp may mặc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Cụm công nghiệp An Lưu thuộc phường Điện Nam Đông, có diện tích 48,90 ha. Các ngành nghề định hướng bố trí vào Cụm công nghiệp An Lưu gồm: công nghiệp điện - điện tử, cơ khí; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp giày da, may mặc; công nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương.
Các cụm công nghiệp nêu trên được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương; Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho Trung tâm Phát triển Cụm CN-TM&DV thị xã Điện Bàn làm Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư từ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn vay và vốn của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam còn giao cho UBND thị xã Điện Bàn tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng cho phù hợp với quy mô diện tích Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1, Cụm công nghiệp Trảng Nhật 2, Cụm công nghiệp Nam Dương và Cụm công nghiệp Cẩm Sơn.