Bảng: nền ximăng-phên tôn của phòng giam
Phấn : gạch, than, đất sét trắng( mỗi lần vét giếng, phơi khô)
Mực : thuốc đỏ, nhất mực cá
Viết: ống nước ngọt xắp, mài, lõi bin
Anh em còn có sáng kiến làm bảng tự tạo: lấy một miếng ván mỏng, mài cho bằng phẳng (như bào), bôi lọ nồi (lọ nghẹ) và bôi một lớp mỡ, trên có một miếng nilon, dùng một que tre vặt nhọn viết lên trên miếng nilon, chữ hiện lên, khi dỡ miếng nilon thì chữ biến mất.
Thầy: trong phòng giam có nhiều anh em có trình độ văn hoá từ đại học, cấp III, cấp II, có nhiều cán bộ, sĩ quan, bác sĩ, y sĩ, nhà văn, nhà báo, giáo viên “ lọt lưới” tức giặc không phát hiện, đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung bài giảng. Thế cho nên khi ra tù, có nhiều đồng chí tuy trình độ không toàn diện nhưng đã làm được văn, thơ, toán cấp 2, 3 hoặc những hiểu biết sơ đẳng về sử, địa (chủ yếu đại cương), anh em còn kể chuyện Tam Quốc, Thuỷ Hử, nhất là gương đấu tranh cách mạng, ý nghĩa các ngày lễ, kỷ niệm 1-5, 19-5, 19-8, 2-9, Cách mạng tháng 10 Nga, các nhà lãnh đạo như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hông Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...
Qua đó, trình độ giác ngộ của mọi người được nâng lên, nhờ đó khi ra tù tiếp tục chiến đấu và công tác, có đồng chí tự học trong tù lại tiếp tục được học thêm, phấn đấu trở thành những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên...