Nội dung chi tiết

Du lịch Triêm Tây – mô hình của cộng đồng trách nhiệm
Tác giả: Khánh Linh .Ngày đăng: 12/02/2016 .Lượt xem: 4368 lượt. [In bài]
Dù chưa chính thức đi vào hoạt động đón khách nhưng thời gian qua “thương hiệu” du lịch cộng đồng Triêm Tây đang dần tạo sức hút đối với nhiều địa phương và du khách đến tham quan tìm hiểu về mô hình quản lý cũng như sản phẩm dịch vụ của làng.

Huy động nhiều nguồn lực

Chính thức triển khai tháng 7 năm 2014, đến nay dự án Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây (Điện Phương, Điện Bàn) bước đầu đã xác lập được vị trí và “thương hiệu” trên bản đồ du lịch Quảng Nam. Từ sự hỗ trợ của 2 tổ chức quốc tế là UNESCO, ILO cùng các cấp, ban ngành thị xã, nhiều hạng mục, công việc  dự án đã hoàn thành với những kết quả tích cực. Thông qua các lớp tập huấn về kỹ năng du lịch; đào tạo nghề… nhận thức người dân về du lịch cộng đồng từng bước được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, việc hoàn thiện hạ tầng dịch vụ, sản phẩm du lịch như xây dựng bến đỗ thuyền; chỉnh trang đường làng ngõ xóm; hình thành vườn cộng đồng; cải tạo nhà văn hóa thôn làm trung tâm đón tiếp khách; phát triển lưu trú nhà dân (homestay); trải nghiệm làng nghề; đánh bắt thủy sản; du thuyền trên sông, nghe hát dân ca… đã mang đến cho làng một sắc thái mới, góp phần tạo lập hình ảnh du lịch Triêm Tây hấp dẫn hơn trong mắt khách. Có được kết quả trên, ngoài sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thì một yếu tố quan trọng nhất chính là sự cộng đồng trách nhiệm từ các cấp, ban, ngành, địa phương, thị xã khi cùng tham gia vào dự án với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy du lịch Triêm Tây phát triển, tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống người dân.

Thương hiệu Triêm Tây đã thu hút nhiều bạn trẻ đến thực hành 
mô hình nông nghiệp hữu cơ, góp phần tạo thêm một sản phẩm du lịch mới cho làng 

    Tính đến nay, dự án đã “lôi kéo” được gần 10 đơn vị, phòng ban của thị xã cùng tham gia  với tổng nguồn kinh phí dự kiến khoảng 6 tỷ đồng. Trong đó, ngoài nguồn đóng góp của người dân (khoảng 120 triệu) và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (2,45 tỷ) số tiền còn lại (khoảng 3,3 tỷ đồng) chủ yếu được huy động, điều chuyển từ các nguồn như đề án phát triển du lịch của Thị xã; xây dựng nông thôn mới; nguồn đào tạo nghề, phát triển việc làm…. “Thị xã khuyến khích các ngành phải có trách nhiệm chung với Triêm Tây thông qua việc tận dụng các nguồn kinh phí phát triển sự nghiệp mỗi đơn vị như tài nguyên môi trường; kinh tế hạ tầng; nông nghiệp phát triển nông thôn…. Đây cũng chính là nét riêng trong dự án phát triển du lịch cộng đồng Triêm Tây của Điện Bàn ”, ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết. Theo ông Hà, dù mới chỉ là thành công bước đầu, nhưng với cách làm này đã khẳng định hướng đi đúng trong chiến lược phát triển du lịch chung của thị xã hiện nay cũng như trong những năm đến là phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm với chủ thể hưởng lợi chính là người dân tại chỗ. “Từ thành công của mô hình làng du lịch cộng đồng Triêm Tây chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra nhiều nơi khác trên địa bàn thị xã, trước mắt sẽ là vùng Gò Nổi để tạo sự lan tỏa” , ông Hà cho biết thêm.

Sự khác biệt

Có thể nhận thấy, ngay từ đầu cách tiếp cận mô hình làng du lịch cộng đồng Triêm Tây của Điện Bàn đã có sự khác biệt so với nhiều địa phương khác ở Quảng Nam. Thể hiện rõ nét nhất chính là sự mặn mà và quyết tâm của thị xã trong mục tiêu phát triển du lịch Triêm Tây. Trong đó, việc thành lập Tổ thông tin xúc tiến du lịch với cán bộ chuyên trách về du lịch là hoàn toàn mới mẻ so với những nơi khác trong tỉnh. Nhờ đó, nhiều nguồn lực và hạng mục công việc của dự án đã được triển khai hiệu quả, nhất là công tác lập dự án, kế hoạch, quảng bá, truyền thông. Kết quả, hình ảnh Triêm Tây dường như “tràn ngập” trên nhiều phương tiện thông tin, báo chí… điều mà các làng du lịch cộng đồng trong tỉnh hiện nay như Trà Nhiêu, Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Zara (Nam Giang) hay Bhờ Hôồng, Đhrôồng (Đông Giang)….vẫn chưa làm được.

Xây dựng sản phẩm làng quê đã trở thành nét riêng độc đáo 
của làng Triêm Tây phẩm du lịch mới cho làng 

    Trong tour thử nghiệm tham quan làng Triêm Tây vừa được tổ chức mới đây có sự tham dự của nhiều doanh nghiệp lữ hành, đa số đều đánh giá cao sản phẩm du lịch, dịch vụ của làng. Ông Dương Minh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư tư vấn Phát triển du lịch cộng đồng (TP.HCM) nhìn nhận, so với nhiều nơi khác Triêm Tây có lợi thế rất lớn. Ngoài nằm gần Hội An – một trung tâm du lịch của miền Trung thì sản phẩm du lịch quý nhất của làng chính là những người dân mộc mạc chân chất, điều khó thể tìm thấy ở những làng du lịch cộng đồng hiện nay. “Triêm Tây như cô gái quê nhút nhát nhưng đầy quyến rũ, chính điều này sẽ mang đến sức hút cho khách khi đến tham quan làng”, ông Bình chia sẻ. Thực tế, tuy chưa chính thức mở cửa đón khách nhưng thời gian qua đã có khá nhiều sinh viên, tình nguyện viên trong nước và quốc tế đến Triêm Tây nghiên cứu, làm việc hoặc tổ chức các hoạt động ý nghĩa như khám bệnh miễn phí; hướng dẫn thực hành nông nghiệp hữu cơ; dạy tiếng Anh cho dân làng… càng làm cho hình ảnh Triêm Tây gần gũi hơn trong mắt khách.

Dự án du lịch cộng đồng đã “lôi kéo” được nhiều cơ quan, đơn vị của thị xã cùng tham gia

    Theo ông Hồ Tấn Cường – Phó giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Nam, với những tiềm năng du lịch và lợi thế địa lý, nhất là gần Hội An, cùng sự hỗ trợ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và UNESCO dự án phát triển Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây sẽ mang đến một sản phẩm du lịch làng quê thuần Việt, giúp du khách trải nghiệm các giá trị văn hóa sinh thái, làng nghề độc đáo, gắn kết với cộng đồng, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, nâng cao đời sống kinh tế của người dân, trở thành mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch cộng đồng chung của thị xã cũng như của tỉnh trong thời gian tới. Ngoài ra, thông qua các khóa đào tạo tiếp cận kiến thức về kinh doanh dịch vụ du lịch đã giúp người dân biết sử dụng có hiệu quả nguồn lực của địa phương hướng đến bảo tồn và phát huy tốt giá trị văn hóa, làng nghề Triêm Tây, biến các nguồn lực sẵn có thành những sản phẩm dịch vụ phục vụ khách, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nơi đây. “Tôi cho rằng thành công nhất của dự án chính là thay đổi được nhận thức người dân, nâng cao trách nhiệm cộng đồng; cải tạo môi trường, cảnh quan. Đặc biệt, sự huy động nhiều nguồn lực để hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, kè chống sạt lở cho làng, cải thiện môi trường sinh thái… là những kết quả tích cực nhất của Triêm Tây mà các địa phương khác cần tham khảo khi triển khai mô hình du lịch cộng đồng”, ông Cường nhìn nhận.
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi tổ chức Đại hội Đại biểu thành viên thường niên.
Tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình Điện thủy lợi hóa đất màu Bãi Bồi – An Trường, thôn An Hà, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn
Công Ty May Hòa Thọ - Điện Bàn gặp mặt đầu năm mới
Kết quả mô hình “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh an toàn”
Tổ chức nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình Điện thủy lợi hóa đất màu Biền Thôn 11 - Thôn Đa Hòa Nam, xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn
Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm Điện Bàn tổ chức Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô đầu vuông là đối tượng chính
Chi nhánh Thuỷ lợi Điện Bàn tổng kết hoạt động năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.
Tổ chức nghiệm đưa vào sử dụng hạng mục Trồng cây xanh - Công trình Nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT 607
Triển khai thi công hạng mục Đường trục chính vào bãi tắm Viêm Đông, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.
Thành lập 7 Cụm công nghiệp
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm