Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đ/c Lý Trân được tổ chức bố trí đi tập kết ra Bắc, đến điểm tập trung tại Tam Kỳ lại co quyết định phân công đ/c ở lại hoạt động bí mật lãnh đạo đòi thi hành hiệp thương tổng tuyển cử. Về lại xã Điện Nam, với nhiệm vụ được giao đi xây dựng phong trào tổ chức cơ sở. Sau đó lại có quyết định cấp trên rút đ/c đi tập kết trở lại, đến điểm Điện Dương, chuyển đi bằng đường thủy ra Bắc, không ngờ địch phục bắt đồng chí tại đó rồi đưa về nhà tù Hội An khai thác, đánh đập, dụ dỗ mua chuộc, nhưng kẻ thù không làm lay chuyển được tinh thần người cách mạng Lý Trân. Vào tù, Lý Trân cùng với anh em trong tù tổ chức chống chào cờ của địch, chống học tập tố cộng, chống trưng cầu dân ý, đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi cải thiện đời sống tù nhân. Dần dad chịu khổ một thời gian, đến tháng 11-1955, Lý Trân cùng với Phan Đờn, quyết định vượt ngục, sau nhiều lần theo dõi, lúc bọn chúng dẫn đi lao động tập dịch, Lý Trân phát hiện được đường cống, lé ra tâm trí trong đầu ông- cống thoát nước vệ sinh từ trong lao chảy ra ngoài phố, ông hình dung được việc cạy nắp cống chui ra vào giờ chạng vạng, tranh thủ lúc bọn địch ồn ào từ những câu chuyện ngẫu hứng, say mê tán gẫu, Lý Trân và Phan Đờn lén ra phía sau, chui xuống cống, thoát ra an toàn theo kế hoạch vạch sẵn. Về lại Cẩm Sa quê nhà, mỗi người đi một hướng, tìm bắt liên lạc nối lại đường dây hoạt động.
Về quê gặp lại đ/c Nguyễn Đức An- Bí thư huyện ủy và đ/c Võ Nghĩa, hai đ/c vui mừng có thêm cán bộ lúc đang cần đến phong trào. Khi đ/c Lý Trân được phân công làm công tác xây dựng và vận động nhân dân ủng hộ cách mạng, tiếp tục tham gia kháng chiến cứu nước, chống chế độ Diệm, lập kiến nghị vận động nhân dân ký vào gởi đến ủy hội quốc tế đóng tại Đà Nẵng, đòi chúng thực hiện hiệp định về thi hành những điều đã ký trong Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Giai đoạn tiềm ẩn về phương sách hoạt động này phù hợp với bước phát triển của cách mạng, đ/c được tổ chức chuyển hướng vào Sài Gòn hoạt động, thế hợp pháp với cách xử thế bằng hình thức dưỡng bệnh tại nhà cơ sở của ta. Lần này, đ/c đã xây dựng được một số cơ sở tại phố Phan Thanh Giản, chợ Bà Chiểu, quận Phú Nhuận. Lý Trân cùng với Ngô Thị Viên (quê Hòa Vang), Nguyễn Tiến( quê Điện Thắng), Lê Kiểm( người Điện Nam) bị lộ cơ sở, địch bắt tra tấn, đánh đập nhiều ngày nhưng không khai thác được gì nên phải trả tự do cho các đ/c. Tháng 8 -1959, đ/c Trần Phước Cẩm, nhận nhiệm vụ của tỉnh ủy Quảng Nam vào Sài Gòn liên lạc đưa đ/c Lý Trân về Điện Bàn.
Lần lại quá trình công tác của đ/c, giai đoạn nầy là một minh chứng hùng hồn về thao lược, mưu trí trong lúc Lý Trân đang là đội trưởng vũ trang của huyện, đứng công tác ở 3 xã vùng cát Điện Bàn. Khi Lý Trân về Điện Ngọc, tìm hiểu tên ác ôn Đặng Chấn- ủy viên BCH đảng Cần lao nhân vị, trưởng ban diệt cộng, hắn ta là tên khét tiếng có nhiều nợ máu với nhân dân. Lý Trân lập mưu kế bố trí một mình một súng nằm ẩn sau vườn Đặng Chấn, nó thường về ban đêm, cảnh giác sợ Việt cộng, vì tội tày trời của hắn nên nó luôn đề phòng nhưng không thoát được lưới trận của Lý Trân. Đêm hôm đó, Chấn vê nhà, từ sau vườn, Lý Trân đột kích xuất hiện trước mặt hắn, dí súng vào Đặng Chấn, hắn quay quắt lắt láo định tẩu thoát, Lý Trân ra lệnh tên Đặng Chấn đứng im, súng trong tay Lý Trân giơ lên, mặt hắn tái xanh, đứng khưng bất động không nói lời nào, dù rằng vợ con hắn đứng nhìn thân phận một người chồng đã gây ra tội ác với dân, ai ai cũng biết làm sao chối bỏ được. Và trên ngực Chấn lúc đó được gắn lên bảo cáo trạng nêu đầy đủ tội lỗi trước khi cách mạng trừng trị.
Tiếp theo mẫu chuyện diệt tên Trần Cung ác ôn phá thế kèm tại xã Thanh Minh (Điện Nam). Trần Cung từ trước có tham gia kháng chiến chống Pháp, sau phản bội theo làm mật thám cho Pháp, dẫn giặc về phục kích diệt cán bộ ta đang họp tại nhà Thủ Hoài- thôn 5, Điện Nam làm hy sinh và bị thương một số đồng chí hồi năm 1952, lúc đó đ/c Lý Trân nhận lệnh bắt hắn đi cải tạo. Sau ngày đình chiến lập lại 1954, hắn được thả về lại tiếp tục cấu kết với bọn tay sai đánh phá phong trào cách mạng tại Điện Nam để trả thù. Đến tháng 10-1963, vào lúc 5 giờ chiều, đ/c Lý Trân cùng đ/c Nguyễn Hồng Thắng chỉ huy đánh mâm tề và bọn dân vệ tại Thanh Minh (xã Điện Nam). Đồng chí Hồng Thắng cùng các chiến sĩ trong đội công tác cải trang lính ngụy đột nhập vào tận nhà bắt tên Phạm Diêm- xã trưởng, Hồ Húy- thôn trưởng và cả tên Lê- tiểu đội trưởng dân vệ. Chúng nó bị quân ta vây bắt dẫn về nhốt ở nhà thờ tộc Lê, còn Lý Trân vào nhà bắt tên Trần Cung, Cung nhìn thấy Lý Trân, nó bỏ chạy, Lý Trân hô to: Đứng lại, mày chạy tao bắn- “ Viên đạn đúng đích”, tên ác ôn Trần Cung toi mạng, tối đó mở cuộc mít tinh thành phiên tòa xử tội các tên Diêm, Húy,Lê. Trước sự chứng kiến và ủng hộ của đồng bào nhân dân trong vùng, Lý Trân lên án bọn tội phạm tay sai, kẻ nào chống lại cách mạng đều phải trừng trị thích đáng, rồi Lý Trân tuyên cáo tha cho Húy và Lê, bảo nó không được làm tay sai cho giặc, còn Diêm, tội tày trời phải xử tử hình. Tội trạng của Diêm chết là đúng, vì hắn đã trở thành ác ôn có nợ máu-làm sao tha được. Thế mà dân làng Cẩm Sa dùng kế diệt mưu, ông thân sinh của đ/c Lý Trân đứng lên trước cuộc mít- tinh, nằng nặc xin tha tội chết cho Diêm, vì sao lại trớ treo như thế. Đây là kế, hữu dũng hữu mưu, được áp dụng vào tình huống khi cách mạng đi khỏi nơi này rồi, địch không thể làm khó dễ cho ông, bởi lẽ, địch đã biết Lý Trân là con ông, chủ trì cuộc mít-tinh xử tội hắn.
Khi tuyên án Phạm Diêm đền tội, ông già của Lý Trân vẫn nài nỉ xin cách mạng tha chết cho Diêm, tỏ ra thái độ kiên quyết, Lý Trân thưa trước đồng bào, Lý Trân nói” mặc dù người đứng lên xin tội chết cho Diêm là cha đẻ của tôi, nhưng cha tôi không thể bao che dung dưỡng tội ác đối với kẻ có nợ máu, thà cha từ con, còn hơn con nghe cha tha tội cho một tên phản dân hại nước là con có tội với nhân dân, với dân tộc. Lý Trân quy kết lại một câu: “ Công pháp bất vị thân”, Phạm Diêm bị trừng trị là đích đáng.
Sau những năm đứng chân công tác tại Điện Nam, phụ trách vùng cát Điện Bàn, năm 1962, Lý Trân chuẩn bị phương án diệt ác phá kẽm, lãnh đạo nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược tiến lên đồng khởi giải phóng quê hương, làng xã. Tại Thanh Minh (xã Điện Nam)trong mâm tề ngụy có tên cảnh sát trưởng thuộc loại ác ôn, nó là tên Phạm Hoàng, tính khí ngang tàng ác ôn khét tiếng lại mang tính tà dâm. Còn Phạm Khương cũng là tay ăn chơi thuộc loại anh chị thiên hạ, trai gái khắp các làng, la cà chè chén giữa Phạm Khương và Phạm Hoàng nên bọn lính tráng, cảnh sát, dân vệ nể mặt. Dù vậy, nhưng Phạm Khương còn biết đôi điều phải trái nên không theo giặc, có công giúp đỡ cách mạng đóng góp quỹ kháng chiến, nuôi quân, với điều kiện khi thuận lợi.
Một hôm, cơ sở đưa Lý Trân trực tiếp vào gặp Phạm Khương tại nhà,Khương ngồi nghe Lý Trân phân tích đường lối cách mạng, giải phóng dân tộc với mục đích và sự chính nghĩa để Khương thấm nhuần. Khương cùng bàn kế làm nội ứng giúp cách mạng diệt cơ quan Thanh Minh (Điện Nam), lập kế Khương lén xuống hầm đặt súng máy, cũng là nơi cửa vào phòng họp của bọn chúng, Khương mở cò súng và nhổ hết chông sắt, cắt dây kẽm gai dọn đường cho quân ta dễ dàng đi vào tận sào huyệt của địch mà bọn chúng không hề hay biết. Đến 11 giờ 15 phút đêm tháng 6-1962, ta nổ súng tấn công tiêu diệt tên Phạm Hoàng đại ác ôn và nhiều tên cảnh sát khác, thu nhiều súng và san bằng cơ quan Thanh Minh( Điện Nam).
Diệt được tên Hoàng ác ôn, phá sập cơ quan tề ngụy Tnanh Minh đã tạo động lực cho cách mạng mở ra phong trào giải phóng vùng cát Điện Bàn.
Kể về Lý Trân, thấy người ông rất huyền thoại, bản lĩnh cương quyết, luôn pháy huy trí sáng tạo, từ những ngày ông là đội trưởng công tác xã Điện Hòa. Khi chưa đồng khởi, ông đã có sáng kiến riêng, phá ấp chiến lược không cần nổi dậy và cũng không dùng lực lượng võ trang. Ngồi nghiên cứu suy ngẫm nhuần nhuyễn lập ra kế phá ấp chiến lược của địch tại xóm phường Điện Hòa. Ông dùng người thanh niên to khỏe, đó là anh Có, tự rút hết một đoạn bờ rào ấp chiến lược thành đoạn trống rộng và dài, để lại đó thành từng ôm củi, chỉ ôm một vát lớn chạy quanh làng, vừa chạy vừa la lên: Bà con ơi! Dân Hà Thanh lên dỡ bờ rào đem về chụm hết, củi của mình tại sao để họ vát hết, thế là dân chạy ồ ra kẻ giở, người ôm, trong chốc lát giữa thanh thiên bạch nhựt ấp chiến lược bị phá sạch.
Có nơi bọn chúng dùng cọc sắt, chúng kéo thép gai rào xong, sáng hôm sau, Lý Trân dùng thiếu nhi và các em chăn bò giả kế giành giựt nhau, mỗi đứa một cây bờ rào, đứng ôm lay mãi, lỏng trốc hết gốc, tới lúc đồng loạt hạ sát xuống một lần rồi dễ dàng dọn sạch bờ rào ấp chiến lược.
Ông có kinh nghiệm về lãnh đạo phong trào rút ra từ thời làm đội trưởng công tác ở Điện Hòa, rồi về vùng cát chỉ đạo xây dựng cơ sở phát động phong trào; khi đồng chí Lý Trân giữ chức chính trị viên huyện đội cũng là lúc vừa kiêm Bí thư xã Điện Nam- hoạt động rộng ra Điện Dương, Điện Ngọc. Nơi đây, phong trào tạm ổn được Thường vụ Huyện ủy điều đ/c về đứng chân tại Phú Mỹ, lãnh đạo vùng Gò Nổi phá kèm, kiêm luôn phụ trách tuyến đường 100 đi Ái Nghĩa. Đặc trưng của Lý Trân về phong cách lãnh đạo có nhiều sáng kiến, tính xông xáo, nơi nào được phân công đ/c đến là nơi đó thay hình đổi dạng, lãnh đạo phong trào đi lên, mở thế hoạt động cách mạng vững chắc, khi lòng dân được củng cố, họ càng tin yêu mến phục tài năng phát động và lối thuyết phục của Lý Trân, họ khâm phục ông về đạo đức trong sáng, thu hút lôi kéo được quần chúng. Ông còn có một phong cách sống rất giản dị, với lòng nhiệt huyết và tận tụy với công việc. Tài năng của ông trong phong cách đối nhân xử thế thường áp dụng lối con nhà nho học nên dễ cảm hóa được người đời.
Qua nhiều giai đoạn, bước ngoặt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Lý Trân, nhất là thời chống Mỹ, ông là một cán bộ lãnh đạo rất kiên cường, mưu trí dù 2 lần bị địch bắt tù đày, 5 lần bị thương, 4 lần bị mổ, nhưng lúc nào ông cũng tỏ rõ một đảng viên Cộng sản hết lòng hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Từ cương vị đội trưởng công tác đến Huyện ủy viên- Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện ủy Điện Bàn, năm 1970, Đặc khu ủy viên Quảng Đà- Bí thư quận ủy quận 3, Đà Nẵng. Năm 1973-1975 T/V liên hiệp công đoàn giải phóng khu Trung Trung Bộ. Năm 1978, do sức khỏe yếu được Nhà nước cho dưỡng bệnh rồi nghĩ hưu về lại quê nhà.
Về lại đời thường, ông luôn giữ vững phong cách của người chiến sĩ cách mang, có bản lĩnh tài năng, thuyết phục quần chúng. Ông thường tâm sự với anh em, tôi về sống với quê hương, lòng chứa chan nồng ấm, nghĩa xóm tình làng lâu đời được quyện chặt với làng quê. Vốn ông là người không ưa chủ nghĩa hình thức, luôn quí trọng cuộc sống có nhân cách, đậm đà tình nghĩ.
Năm 2001, do vết thương cũ tái phát trầm trọng, Lý Trân vĩnh viễn ra đi, để lại bao sự quí mến, cảm phục của đồng bào, đồng chí quê nhà.
ĐẶNG HỮU LÝ