Nội dung chi tiết

MẸ CỘNG
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 17/02/2009 .Lượt xem: 6165 lượt. [In bài]

Hoàng Vân

              Cá rô chim chéo lúa trì

Ai về Điện Tiến mà đi cho đành

Ngày xưa Điện Tiến nghèo lắm, đất đai cằn cõi, lơ thơ một vài chân ruộng lúa trì, còn đất hoang vu nhường chỗ cho các loài chim khắp nơi tỏa cánh bay về. Nghèo là vậy, song người dân nơi đây rất giàu lòng yêu nước.

Mẹ Phạm Thị Cộng, bà mẹ quê Châu Bái, quanh năm giở gắm cuộc sống bên dòng sông Yên, nhưng nhà mẹ là một cơ sở kiên trung của cách mạng. Nhắc về mẹ, những người kháng chiến ở Quảng Nam hồi đó không ai quên được giai thoại về một người mẹ đã giữ mãi ngọn lửa cách mạng trong suốt những năm đen tối nhất của cách mạng. Đó là “ngọn đèn không tắt”, là tín hiệu của mẹ lúc đêm về để báo động cho cán bộ, bộ đội vượt sông Yên tránh được bọn địch đi phục kích ban đêm, mở đường thông tuyến hành lang từ Đại Hiệp- Điện Tiến và các xã quanh cứ điểm Bồ Bồ.

Mẹ tham gia cách mạng từ những ngày mùa thu tháng 8 năm 1945. Gian khổ nhất, anh hùng nhất đối với mẹ là những năm kháng chiến chống Mỹ. Năm 1956, Ngô Đình Diệm ra đạo luật số 57 về “ cải cách điền địa” thực hiện chính sách di dân “ lập đinh điền”. Mẹ Cộng kiên quyết chống chính sách này, bọn địch bắt mẹ bỏ vào going khiêng đi. Nhưng không sợ, mẹ tìm cách nhảy xuống sông quyết ở lại với quê hương. Trong các chiến dịch “ tố cộng”, “ diệt cộng” của Mỹ- Diệm, đêm đêm mẹ âm thầm ngồi bên cây đèn dầu sáng lù mù, hiu hắt trong túp lều nhỏ bên bờ sông Yên để thức canh gác cho cán bộ. Nấu nồi ba lon “ làm gà bí mật” là một trong những sáng kiến tuyệt vời của mẹ Cộng để che mắt bọn địch nuôi giấu cán bộ.

Đời mẹ chỉ có một đứa con trai độc nhất. Đầu năm 1960, dưới ánh sáng Nghị quyết 15, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, “ Cục cưng” ấy của mẹ đã thoát ly, gia nhập đội cảm tử Huyện. Từ đó, tên mẹ nằm trong “ sổ đen” của bọn ngụy tề. Còn mẹ ở nhà thui thủi một mình làm  cơ sở. Hầm bí mật mẹ đào dưới bụi tre trước nhà, còn miệng hầm thì ở trong bếp ngay dưới ông kiền nấu cơm.

Mẹ là người phụ nữ kiên cường trong đấu tranh chính trị, đi đầu trong đấu tranh phá ấp chiến lược, xúc dân, càn phá. Từ năm 1960 đến năm 1965 bọn địch bắt mẹ không biết bao nhiêu lần. Nhà lao Vĩnh Điện mẹ vào, mẹ ra đến nỗi ai ở tù tại đây hồi đánh Mỹ cũng biết tên tuổi bà già Cộng. Hình dáng mẹ, một bà mẹ quê chân chất, nói năng hoạt bát, lúc nào mẹ cũng mặc áo cánh, quần đùi bỏ vô trong, trên vai vắt một cái khăn rằn. Mẹ hết lội chỗ này đến chỗ khác, lúc đi dép, lúc đầu trần, chân đất, trong cuộc đấu tranh nào cũng thấy xuất hiện bà lão già Châu Bái.

Bọn địch từ đó để mắt theo dõi từng cử chỉ, hành động mẹ nói, mẹ làm và dần dần tìm mọi cách bắt mẹ, một đối tượng mà bọn chúng cho là “ Bà già cộng sản” cần đặc biệt theo dõi để tìm ra manh mối cơ sở cách mạng. Một hôm, tại nhà lao Vĩnh Điện, sau khi bọn cảnh sát đánh đập, tra tấn mãi nhưng chẳng moi ra ở mẹ một lời khai nào, thế là tên Tám Đáng, một ác ôn khét tiếng tức quá chửi mẹ “ con già ni đúng là đầu sỏ cộng sản”. Mẹ bình tĩnh nhìn vào mắt bọn ác ôn và nói gằng từng lời “ đúng như ông nói, Cộng là tôi đây, các ông đánh quá tôi sản, rứa là cộng sản chứ chi”. Đối ứng của mẹ trong nhà lao thật khôn khéo, chửi vào quân thù quá tinh vi, bọn địch lắc đầu ngao ngán tinh thần, ý chí bất khuất cảu bà già Cộng. Thế là mẹ đã chiến thắng.

Có một chi tiết về mẹ mà chắc lẽ khi nghe ai cũng rất đỗi trân trọng, hết lòng cảm phục về hình ảnh bà mẹ quê rất giàu lòng yêu nước, suốt đời thủy chung gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Chuyện là vào năm 1956, trước khi hy sinh, đồng chí Cao Sơn Pháo- Bí thư Tỉnh ủy, có giao cho mẹ cất hộ 04 lạng vàng. Đời mẹ nghèo khổ, lam lũ như thế, nhưng mẹ vẫn âm thầm gìn giữ số vàng ấy trong suốt những năm dài cách mạng còn khó khăn, đen tối nhất. Mẹ xem đó là tài sản của Đảng giao cho, mẹ có trách nhiệm phải giữ, không để mất một ly, đợi chờ cho đến  ngày ta giành được chính quyền (1964), mẹ đã đem số vàng đó giao nộp lại cho cách mạng. Mẹ giữ vàng như giữ trọn niềm tin của một bà mẹ nghèo đối với Đảng, với cách mạng.

Mẹ Cộng ơi, tấm lòng son sắt của mẹ vì Đảng, vì nhân dân, vì sự nghiệp kháng chiến quá đỗi tuyệt vời. Sau giải phóng, xã Điện Tiến thành lập hợp tác xã Sùng Công(tức HTX Điện Tiến 2). Ngày đầu tiên vào hợp tác xã, mẹ là xã viên đầu tiên xung phong đóng cổ phần một ghè lúa gần 30 ang.

Nghe tin mẹ mất, một hôm chúng tôi về Điện Tiến thăm nhà, thắp hương cho mẹ và đứa con trai độc nhất của mẹ đã hy sinh, nâng tầm mẹ trở thành “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, chúng tôi nhìn lên bàn thờ mẹ có câu liễn, trong đó có bốn chữ “ Đăng huy bất tức”, có nghĩa là “ Ngọn đèn không tắt”. Tấm lòng của mẹ, sự cống hiến suốt cả cuộc đời cho cách mạng của mẹ sẽ mãi mãi là ngọn đèn không bao giờ tắt cho hôm nay và cho muôn đời con cháu mai sau.


 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một lòng theo Đảng
Người con gái Gò nổi 2 lần gặp Bác.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
VÕ NGHĨA NGƯỜI TỬ TÙ NĂM ẤY
TÔN VINH NGƯỜI MẸ ANH HÙNG
SINH HOẠT ĐẢNG TRONG TÙ
SÁNG NGỜI HUYỀN THOẠI NỮ ANH HÙNG
NGUYỄN CHẮT BỊ ĐÀY ĐI NHIỀU NƠI GIAM GIỮ CỦA MỸ- NGỤY
NGƯỜI CON GÁI QUÊ HƯƠNG 7 DŨNG SĨ
NGƯỜI CON GÁI ĐIỆN TRUNG
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
LÝ TRÂN KIÊN CƯỜNG, MƯU TRÍ
LÊ TỰ KÌNH SÁNG NGỜI DŨNG KHÍ
HỌC TRONG TÙ
HAI LẦN BỊ ĐỊCH BẮT Ở TÙ
GƯƠNG HY SINH BẤT KHUẤT CỦA LIỆT SĨ NGÔ DINH
ĐỜI TÔI NHỮNG NĂM THÁNG TÙ ĐÀY
CUỘC TUYỆT THỰC, TUYỆT ẨM 23 NGÀY ĐÊM
CHUYỆN VƯỢT NGỤC Ở NHÀ LAO HỘI AN
CHỊU NHỤC HÌNH ĐỂ BẢO VỆ CƠ SỞ
CẢ BA MẸ CON ĐỀU BỊ ĐỊCH BẮT Ở TÙ
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm