Nội dung chi tiết

NGUYỄN CHẮT BỊ ĐÀY ĐI NHIỀU NƠI GIAM GIỮ CỦA MỸ- NGỤY
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 18/02/2009 .Lượt xem: 5475 lượt. [In bài]

Nguyễn Duy Nhân

Lần theo dốc sỏi, chúng tôi men theo đồi Bồ Bồ, rồi rẽ vào con đường làng, tìm đến nhà chiến sĩ cách mạng kiên cường Nguyễn Chắt.

Anh sinh năm 1942, tại thôn Châu Bí- xã Điện Tiến. Cái làng quê đất cằn sỏi đá, đầy nhọc nhằn nghèo khó, đã từng gánh chịu gian truân, cay đắng trong suốt chặng đường dài kháng chiến chống thực dân, đế quốc.

Điện Tiến trở thành trọng điểm tập trung đánh phá ráo riết, bắt tố cộng-ly khai, ngày đêm lùng sục bắt bớ tra tấn, tù đày, gây cảnh chết chóc, cha con chia lì, vợ chồng ly tán, nhiều người Điện Tiến bị chúng tranh trừng thủ tiêu mất xác. Chiến tranh ngày càng ác liệt, quê hương bom cày đạn xới, nhà tan cửa nát, xóm làng điêu đứng xác xơ. Nhưng trận địa lòng dân nơi đây vững chí đã đóng góp công sức xứng đáng góp phần làm nên chiến thắng lịch sự 30-4-1975, giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà.

Tôi đến gặp anh do sự phân công của Ban biên tập tư liệu Điện Bàn chỉ đạo, vào buổi sáng giữa tháng 12-2003. Bên ấm trà nóng, chúng tôi ngồi nghe anh kể, có cả đồng đội, bạn bè cùng một thời với anh, lúc nhớ, lúc quên nhưng dấu vết trên hình anh thì không làm sao phai được. Nhìn vào người anh, chúng tôi thấy đủ các loại vết thương, vết tra đốt xăng ở vùng bụng, vết dao đâm còn in sâu một lỗ lún vào sát xương. Anh cho biết là vết thương bị chúng đâm ở Côn Đảo, một vết thương trong trận đánh tiêu diệt đồn Ngũ Giáp bằng xe bò vào năm 1966. Lúc đó, anh là A trưởng bộ đội Q15, một mũi quân lót sát xuống quốc lộ 1A, đánh chặn quân tiếp viện của địch từ Vĩnh Điện ra, giải vây trận đánh này, anh bị thương ngay khớp tay không còn cầm súng được. Chưa hết, còn một vết thương đau và kinh hoàng của lối tra tấn vuốt lạt cật, những ngón tay đứt gần sứt ra rồi dính lại. Nhìn bàn tay anh, tôi thấy thương và vô cùng cảm phục anh.

Anh sinh ra trong hoàn cảnh nhà nghèo, đông con, mồ côi mẹ vừa lúc chào đời, chưa tròn bảy tháng tuổi, cha thay mẹ làm gà trống nuôi con, lại còn phải chạy từng bữa ăn, thiếu trước hụt sau, nuôi cả nhà 9 miệng ăn, bữa đói, bữa no. Thế rồi, cuộc sống lay lất qua ngày, lớn lên anh chưa giúp được những công việc nặng nhọc thay cha, lại lên đường đánh giặc. Bởi lúc đó, chiến tranh ngày càng ác liệt, giặc đánh phá quê hương anh, cha anh cũng bị bao trận đòn roi, nên anh căm hờn tìm cách tham gia cách mạng để trả thù. Mới 17 tuổi đời, trong lòng dâng trào dũng khí, anh tham gia vào tổ công tác bí mật với anh Mốt, anh Điều-người cùng quê tại làng (Châu Sơn) nay là Châu Bí. Khi vào hàng ngũ hoạt động cách mạng, anh rất hăng say, bất cứ việc gì giao cho anh đều quyết tâm thực hiện rất tốt.

Qua giai đoạn thử thách, sau đó anh được nhận nhiệm vụ của các anh lãnh đạo huyện phân công như anh Chử, anh Huy, tạo cho anh có nghị lực hoạt động cách mạng và trở thành người chiến sĩ cách mạng nòng cốt. Anh vừa nhận nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch đồng khởi theo chủ trương chung toàn huyện. Không ngờ tên phản bội dẫn lính và bọn Hội đồng xã Thanh Sơn về ấp đến bắt anh vào tháng 5-1962. Chúng bắt tra anh tại chỗ, buộc chỉ chỗ ở của cán bộ ta, chúng đánh đập rồi dụ dỗ mua chuộc đủ kiểu. Anh một lòng không khai, chúng trói anh vào ghế băng không đường cựa quậy, đắp bông đổ xăng đốt bụng anh cháy cả vùng da.

Với lối tra tấn độc ác như thế, nhưng anh một lòng chịu đựng, rồi chối băng “ Tôi chỉ đi theo ngồi nghe các ông nói chuyện, nhưng nói gì tôi không để ý, tôi quên hết, tôi ham vui đi theo chơi, chứ không làm gì cả”. Đánh không khai, chúng đưa anh về quận Điện Bàn hành hạ anh đủ kiểu tra khảo. Tôi hỏi anh ở tại lao Vĩnh Điện bao lâu? Anh cho biết: chúng giam một năm tại Vĩnh Điện không lấy được tin tức gì của anh, cứ giả vờ khờ khạo tính nết trẻ con, địch không để ý lắm, chúng đưa anh làm công việc chăn dắt bò cho tên Chiểu phó quận. Hằng ngày, anh quản lý 5 con bò thả ăn trong khu cỏ tại quận (nơi thành La Qua Nam Triều ngày xưa).

Qua ba ngày nghêu ngao chăn dắt bò, anh quyết định tìm đường trốn thoát. Thế là một mình lặng lẽ băng qua cánh đồng Nghĩa Trũng xuống Lai Nghi, bọc qua Điện Nam ra Non Nước. Đi giữa đồng, anh đóng vai (bắt ốc) lần hồi về nhà rồi lên luôn căn cứ vào cuối năm 1963. Lúc đó, anh ở lại cơ quan 40 tổ vận chuyển lương thực, được nửa năm chuyển ra đơn vị sản xuất ở bãi Thái Nguyên tại căn cứ. Một năm sau điều về Đội an ninh huyện Điện Bàn.

Năm 1965, Mỹ ào ạt đổ quân về miền Nam vì nhu cầu chiến đấu, anh được chuyển qua đơn vị bộ đội Q15, tham gia nhiều trận chiến đấu và được giữ chức A trưởng. Sau đó, anh nhận một mũi quân đánh chận viện, lót sát xuống quốc lộ 1A hỗ trợ cho du kích xã Điện Thắng diệt đồn Ngũ Giáp bằng xe bò vào năm 1966. Bị thương trận này, không còn chiến đấu được, anh chuyển sang công tác trạm trưởng giao bưu đóng tại Xuyên Thanh rồi bị Mỹ đổ quân bắt anh lại lần thứ hai. Lần này đầy thách thức với anh, chúng đưa anh về Hồn Bằng, tra tấn dụ dỗ, anh vẫn một lời khai là người dân lương thiện. Dù là không tin, nhưng không lấy được lời khai, chúng đưa về Hội An tra tấn, anh vẫn kiên trì chịu đựng cho đến cùng. Ở Hội An 6 tháng, chúng giải anh đi Cửu Sừng (Bình Định) được 1 năm. Do ta đánh lớn ở Thái Nguyên buộc nhà lao này giải tán, chúng chuyển trả về lại Hội An. Từ Hội An lại đày đi tiếp khám Chí Hoà rồi đưa ra Côn Đảo.

Mặc dù năm 1973, Hiệp định Pari ký kết, nhưng chúng không chịu trao trả, lại bày trò lừa bịp cắt xé nhỏ lẻ ngăn chặn nổi dậy đấu tranh tại đảo. Chúng đưa 400 tù chính trị, trong đó có anh về giam tại Hố Nai, đổ xuống khu đất rộng có bờ rào dày đặc, bắt 400 người nhịn đói 2 ngày đêm. Quá đói, anh em huy động đi cắt ngọn cỏ ở quanh làm gạo, nấu với nước không muối, không mắn chia nhau ăn để cầm hơi, rồi tổ chức đấu tranh kiên trì và quyết liệt. Khi địch chấp nhận yêu sách của ta, đưa gạo đến tận nơi, ta quản lý nấu ăn, nhưng bọn chúng cũng chỉ phân phát nhỏ giọt, tù nhân bị thiếu đói triền miên.

Thời gian bị địch giam ở Hố Nai là gian đoạn đầy khắc khe, không chịu nổi, ta tổ chức 6 đồng chí vượt ngục đêm danh sách tù chính trị tại Côn Đảo gồm 3. 000 đồng chí về giao cho Mặt trận Dân tộc giải phóng và phái đoàn nhân chứng đôi bên, 6 đồng chí ra khỏi trại giam, bị mìn hy sinh 3 đồng chí, 2 đồng chí bị thương, còn 1 đồng chí lui về báo lại. Các đồng chí ta tổ chức bò ra đem xác về làm lễ truy điệu rồi chôn cất, tự săn sóc vết thương đồng đội, ổn định lại tinh thần rồi tổ chức đào hầm xuyên qua các bờ rào trại giam khoảng 300m. Trong hai tháng thực hiện xong kế hoạch này, bắt đầu tổ chức 10 đồng chí thoát lao mang theo danh sách như đã định. Vừa ra khỏi phạm vi đường hầm, chạy thoát được 1 đoạn thì trời hừng sáng. Để an toàn, anh em phải xuống hố núp chờ đến tối đi tiếp, không ngờ có người chăn trâu phát hiện anh em ta núp dưới hố. Mặc dù anh em ta đã thuyết phục, ông này về báo cho địch truy bắt lại cả 10 anh em về trại giam, chúng hoành hành đàn áp, nhưng tất cả phải kiên trì chịu đựng và tổ chức đấu tranh buộc địch trao trả về với Mặt trận Dân tộc giải phóng ở Lộc Ninh vào đầu tháng 9-1974

 


 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một lòng theo Đảng
Người con gái Gò nổi 2 lần gặp Bác.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
VÕ NGHĨA NGƯỜI TỬ TÙ NĂM ẤY
TÔN VINH NGƯỜI MẸ ANH HÙNG
SINH HOẠT ĐẢNG TRONG TÙ
SÁNG NGỜI HUYỀN THOẠI NỮ ANH HÙNG
Các tin cũ hơn:
NGƯỜI CON GÁI QUÊ HƯƠNG 7 DŨNG SĨ
NGƯỜI CON GÁI ĐIỆN TRUNG
MỘT KIỂU TRA TẤN ĐỘC ÁC CỦA HOÀNG NHU –CAI NGỤC Ở PHÚ QUỐC TẠI TRẠI B2
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG TÙ ĐÀY
MẸ CỘNG
LÝ TRÂN KIÊN CƯỜNG, MƯU TRÍ
LÊ TỰ KÌNH SÁNG NGỜI DŨNG KHÍ
HỌC TRONG TÙ
HAI LẦN BỊ ĐỊCH BẮT Ở TÙ
GƯƠNG HY SINH BẤT KHUẤT CỦA LIỆT SĨ NGÔ DINH
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm