Về dự buổi Bế giảng có đồng chí Nguyễn Văn Thận – UV.BTV Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam; đồng chí Lê Quang Ích - Thường vụ Hội Nông dân thị xã Điện Bàn; đồng chí Trần Minh Hoàng – Bí thư Đảng ủy phường và các đồng chí lãnh đạo Ban Thường vụ Đảng ủy phường cùng 35 bà con nông dân là học viên của lớp Trồng hoa trên địa bàn phường.
Lớp học được tổ chức với tổng thời gian học 120 tiết vừa học lý thuyết kết hợp với thực hành, kết quả sau khóa học có 15 học viên đạt loại Xuất sắc, 10 học viên đạt loại Giỏi, 5 học viên đạt loại Khá, 3 học viên đạt loại Trung bình khá, Trung bình.
Trong suốt quá trình dạy và học, bằng phương pháp cầm tay chỉ việc của giảng viên đã cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về ươm trồng, chăm sóc và phòng trị các loại sâu bệnh trên hoa và cây cảnh. Đặc biệt người học nghề được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và tạo dáng cây quật và được tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm canh tác với các hộ trồng hoa cây cảnh tại thành phố Hội An.
Tại buổi Bế giảng, các học viên được nhận giấy chứng chỉ đào tạo trồng hoa – cây cảnh. Ông Lê Văn Phận – Lớp trưởng đại diện học viên phát biểu tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân như sau: “Qua một thời gian học tập cho thấy lớp đào tạo nghề đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, đặc biệt là đối với nông dân. Hiệu quả của lớp học đã tạo điều kiện để học viên mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Kính đề nghị các cấp, các ngành như Phòng Kinh tế, Hội Nông dân thị xã, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, có cơ chế hỗ trợ để người học phát triển nghề nghiệp sau đào tạo như đề nghị thành lập Câu lạc bộ hoặc Tổ hợp tác trồng hoa cây cảnh để bà con nông dân có điều kiện học hởi kinh nghiệm sản xuất với nhau, giải quyết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp và tạo nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất. Các Hội đoàn thể của địa phương và Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh quan tâm tuyển sinh nhiều lớp nghề trên nhiều đối tượng cây trồng và con vật nuôi khác nhau để lao động nông thôn tại địa phương có cơ hội tiếp cận các tiến bộ KHKT”.
|