Nội dung chi tiết

CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC
Tác giả: Phạm Tiến Chức .Ngày đăng: 30/09/2009 .Lượt xem: 9135 lượt. [In bài]
Tôi bắt đầu hoạt động cách mạng năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Là cán bộ hợp pháp hằng ngày đối mặt với địch, tôi bị chúng bắt đi bắt lại nhiều lần. Chỉ tính riêng thời gian bị bắt, bị giam cầm, tra tấn một tháng trở lên cũng đến ba bốn lần. Còn lần ngồi tù lâu nhất kéo dài đến bốn năm. Chuyện ở tù, với tôi, gần như là chuyện cơm bữa. Thế nên lúc bấy giờ có người bảo tôi, rằng “c

Tôi nhớ lần đầu tiên bị bắt tròn một tháng nữa là vào năm 1960. Bấy giờ, nhân dân làm đơn kiện, phản đối chủ trương nộp tiền “kiến thiết” do bọn ngụy quyền địa phương đặt ra. Vụ kiện kéo dài dai dẳng, cuối cùng cũng làm đổ mâm Hội đồng xã Thanh Thủy, tức xã Điện Ngọc hiện nay. Biết tôi là một trong 56 người ký tên vào trong đơn kiện này, địch âm mưu bắt tôi. Chúng đem truyền đơn rải rồi vu khống tôi. Là cộng sản để bắt, giam tôi cả tháng trời nhằm điều tra, khai thác. Rốt cuộc, do không moi được bằng chứng, buộc chúng phải thả. Lần thứ hai, tháng 7/1962, Đặng Biên là tên chỉ điểm nhà tôi nuôi giấu cán bộ. Thế là chúng bắt giam tôi ở Vĩnh Điện, tra tấn dã man. Tại đây, thằng Tấn công an trực tiếp phỏng vấn tôi. Hắn đập bàn rầm rầm:

- Mi làm giao liên cho Cộng sản phải không?

            Tôi lắc đầu:

- Làm chi có.

- Mi chối hả? Rứa ai đưa thằng Nguyễn Xuân Quang đi? Mi đưa đi chứ ai! Để tao nói cho nghe, mi dẫn nó đến nhà Đặng Thị Sơn, rồi nhà Huỳnh Khải, nhà Nguyễn Thăng... Người ta khai rành rành đây, răng mi vẫn ngoan cố, không chịu nhận?

Tôi biết thắng Tấn nói bừa, anh em không ai biết hết. Chẳng qua, tụi nó dựng hồ sơ láo chứ trong quá trình hoạt động, tui không hề bị lộ. Nghĩa là nó nghi, bắt đại mà không có chứng cớ chắc chắn. Cho nên, mặc hắn dùng roi điện, đổ nước xà phòng tra tấn, tôi vẫn khăng khăng một hai không biết, không làm. Nhờ vậy, hồ sơ tôi vẫn “sạch trơn”, chúng phải thả tôi.

Hồi ấy, tôi bị bắt đúng vào ngày 23 tháng 10 âm lịch năm 1963, ngay sau khi chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Số là, cấp trên có về đưa tôi một cộc truyền đơn để rải nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào diệt ác, phá kèm, giải phóng quê hương. Tối hôm đó ăn cơm xong, tôi lận truyền đơn trong người, bước ra khỏi nhà, dưới cơn mưa lất phất, đường làng tối thui nhưng không hiểu sao, tôi đã qua bốn cái ngã ấp chiến lược mà đâu đâu cũng thấy bọn dân vệ gác. Thỉnh thoảng chỉ có ba, bốn thằng đi tuần.

Thế ni là nguy. Mình rải nó sẽ bị phát hiện ngay. Thôi, tốt nhất để hôm sau, tôi thầm nghĩ và quyết định đi về. Nhưng, khi bước vào nhà, tôi lại nghe tiếng chó sủa. Chắc là có phục. Tôi thản nhiên đi thẳng luôn xuống nhà bếp, cởi áo mưa. Cộc truyền đơn tôi vẫn cuộn trong áo mưa đun dưới góc đống rơm, vào giường nằm nhưng vẫn tìm cách đối phó nếu địch phát hiện. Không phải đợi lâu. Ít phút sau, có tiếng chân bước gấp vào nhà. Rồi kêu mở cửa. Tôi ngồi dậy, lật đật thắp đèn dầu. Tụi lính chia nhau ra lục soát nhà tôi. Chúng dễ dàn tìm ra cộc truyền đơn, tên chỉ huy chỉ vào mặt tôi:

- Truyền đơn ni mi nhận của ai?

- Của ông Ngô Lục. Ông đưa tôi cất giùm.

Sở dĩ tôi khai ông Ngô Lục vì ông mới thoát ly hoạt động cách mạng. Khai ông thì coi như... không khai. Làm sao địch có thể bắt được ông kia chứ? Nếu khai bậy thì chết. Thằng chỉ huy lại hỏi tiếp:

- Ông Ngô Lục là cha của mi? Ông đưa cho mi lúc mô?

Làm ra vẻ mặt thật thà, tôi nói: 

- Thì có chi mô. Mấy anh biết rồi, nhà tôi làm đất đậu. Sáng ni tui dậy, ra đồng sớm từ lúc ba, bốn giờ sáng, không biết ổng từ đâu đến. Tui đang làm thì thấy ổng mang cái tơi, đội cái nón cời, kéo lưng áo tôi. Tui hoảng hồn, định thần nhìn lại, mới nhận ra ổng. Tui mới hỏi “Chứ cậu đi mô hổm rày, quốc gia họ đang tìm cậu kìa”. Ông mới bảo “Tìm chi tìm. Bữa ni lật đổ Diệm rồi. Dương Văn Minh lên. Mà Dương Văn Minh là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên chứ ai. Bữa ni tao về giải phóng...”, rồi ổng dúi tôi một bó truyền đơn. Tui thấy truyền đơn sợ quá, bảo thôi đi, tui không nhận mô, lỡ quốc gia bắt được thì chết. Ổng lại nói mi sợ cái chi sợ. Mi cứ đem cái ni cất cho cậu. Chiều cậu lại lấy... Mi biết không ông xã trưởng mới lên bên trong cũng là mặt trận đó. Nếu tui bị bắt thì ổng chịu cho, không chi mô. Ổng nói rứa nên tui đem về để đó. Chứ tui là Cộng sản dại gì tui để cho mấy ông đến bắt.

Địch nói chi trước sau tui cũng khai như một. Coi như tui không biết, chỉ dại dột, nghe lời ông cậu mà thôi. Đánh tại chỗ không xong, chúng lại chuyển tôi lên Hội đồng xã Thanh Thủy tiếp tục tra khảo mấy ngày liền, nhưng rót cuộc không moi được tin tức gì. Cuối cùng, chúng đưa tôi giam ở nhà tù Hội An hơn một năm. Tại nhà tù này, tôi có gặp chị Vân, ông Đinh Phú Nhàn. Hồi đó, ông được chúng đưa ra làm trại trưởng. Thấy tôi vô, ổng nháy mắt, rồi hỏi: 

- Chi trong gói nớ?

Tui bảo.

- Chi có anh, toàn áo quần thôi. Chẳng có chi mô.     

Ông liếc sơ qua rồi keo chị Vân ra kiểm tra. Chị Vân nói nhỏ, đại ý bảo tôi bình tĩnh không có chuyện chi nghiêm trọng đâu, chẳng qua, chỉ là vấn đề thủ tục. Tôi ở tù đến cuối năm, đúng ngày 23 tháng Chạp Âm lịch ông táo về trời, tôi được ra tù. Nhiều năm đã trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in, rằng nếu  không có cơ may, tôi đã bị chúng thủ tiêu đúng ngày này. Nguyên sáng hôm ấy, chúng kêu 32 tù nhân, trong đó người già thiếu nhi hết 20, còn lại 12 thanh niên nam nữ, đến ký giấy ra tù. Thằng thiếu tá tỉnh trưởng úp úp mở mở, rằng “tui thả anh chị em ra đây nhưng anh chị em có được gặp cha mẹ, anh chị em hay không thì tôi không biết...”. Nghe nói chúng tôi biết địch âm mưu muốn thủ tiêu, cho nên chúng tôi kêu lên ký lệnh lúc 5 giờ sáng, nhưng chúng ách toàn bộ 20 thanh niên nam nữ lại, mãi đến chiều mới cho ra.

Số là đúng ngày 23, đồng bào hai xã Cẩm Dương và Cẩm Hải, tức xã Điện Dương bây giờ, kéo nhau vào thị xã Hội An tổ chức đấu tranh bị địch đàn áp, bắn chết hai người nên cuộc đấu tranh kéo dài đến chiều. Do đó, bọn lãnh đạo nhà lao Hội An không dám thả chúng tôi. Nếu thả, làm sao chúng có thể bắt lại để thực hiện âm mưu thâm độc ấy? Trong thời gian chờ đợi, tôi với chị Nguyễn Thị Sáu bàn nhau chia anh chị em ra làm hai tổ, tôi dẫn một tổ, chị dẫn một tổ, tìm cách thóat thân, chủ yếu làm sao khi địch thả ra là đi ngay, không để chúng bắt lại. Chị Nguyễn Thị Sáu vào chùa Tỉnh hội rồi đi tiếp. Riêng tôi dẫn số còn lại về nhà chị Lan, nơi các em tôi đang trọ học ở đây. May mắn khi chúng tôi vừa ra đã gặp hai đứa đang đi xem cuộc đấu tranh chính trị nên cả 6 anh chị em tù liền được tụi hắn dẫn đi ngay đến nhà chị Lan. Tiếp đến, các em đi thám thính tình hình thấy êm, chúng tôi mới đi tiếp. Khi đến gần làng chiến đấu của mình, anh em du kích tưởng địch, lên đạn rẹt rẹt, chúng tôi la lên:

Đừng bắn, bọn tôi đây mà. Bọn tôi mới ở tù về, đừng bắn!

- Ở tù về chi giờ ni?

- Thì tụi nó thả hồi mô thì tụi tui về hồi nớ

Chúng tôi may mắn được du kích tiếp nhận, coi như thoát chết.

Lần ở tù lâu nhất của tôi là từ năm 1968 đến năm 1971. Hồi Tết Mậu thân năm 1968, tôi giữ chức vụ Phó Ban binh vận quận Ba, Đà Nẵng. Tôi nhớ, từ Mồng một Tết, khi tình hình diễn ra không đúng như dự kiến, tôi cứ “chạy quanh”, hết ở nhà cơ sở này đến ở nhà cơ sở khác, hết ở nhà ông Đặng Qua, lại đến ông Đặng Tính, nhà ông Hoà, nàh bà Thế... ở quận Ba. Nhiều lúc tôi phải ngủ bờ, ngủ bụi vì địch lùng sục dữ quá, hầu hết hầm bí mật, từ Phước Mỹ đến Mân Thái, Thọ Quang... đều dùng làm nơi ẩn nấp của anh em nam. Còn chị em nữ, dù hoạt động bất hợp pháp cũng phải hợp pháp. Do địch kiểm soát quá chặt nên tôi không ở nơi nào lâu. Hễ thấy bóng dáng tụi cảnh sát, mật vụ là tôi tìm cách rút êm, chuyển sang địa bàn khác.

Chiều ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, chị Ngô Thị Trì tìm gặp, bảo anh Năm không cho tôi về Điện Ngọc. Lý do là tôi phải ở lại để làm công tác tư tưởng cho cơ sở để nhận nhiệm vụ tiếp theo. Nhận được chỉ thị, chiều hôm sau, tôi tổ chức cuộc họp chi bộ để quán triệt tinh thần. Cuộc họp ngoài tôi còn có chị Ngô Thị Trì, chị Nguyễn Thị Lợi, đồng chí Phan Thưởng. Đây là chi bộ ghép, đảng viên trong cuộc họp chi bộ đều là người Điện Bình ra Quận Ba hoạt động, đứng chân ở địa bàn phường Phước Mỹ. Họp xong, tôi về và được biết địch đang ráo riết truy tìm nên vội lánh lên Nam Thọ. Chiều 14, tôi xuống Mỹ Khê.

Năm giờ sáng ngày hôm sau, tôi lên Phước Tường. Tối hôm ấy, lại gặp cơ sở, đến 10 giờ đêm. Trên đường về lại nghe tiếng chó sủa, nghi địch đang phục kích đâu đây, tôi vội chôn khẩu súng rồi đi tiếp. Khi tôi vào nhà ông Khoa thì bất thình lình, bọn lính ập vào hỏi giấy tờ. Tôi bảo tôi đi buôn, tết vừa rồi mua đồ bán đến ba mươi cũng không hết, tôi phải ở lại bán tiếp. Rồi Mồng một Tết do tình hình mất an ninh nên tôi phải tá túc tại nhà ông Khoa. Tụi nó hỏi căn cước, tôi đưa “Căn cước đây, các ông lấy thì lấy, chứ tôi có đi mô mà đi”. Chúng bỏ ra ngoài, nằm...phục. Nghe tiếng chó sủa hoài, thấy không thể đi được, tôi đành ngủ lại nhà ông Khoa. Sáng hôm sau, địch lại vào bắt tôi, đưa về quận Đông Giang (quận Ba cũ) tra tấn, chúng nạt nộ:

- Mi là cán bộ tỉnh, mi được phân công về công tác ở đây, bộ tưởng tao không biết? Bây giờ bị bắt vô đây rồi, mi phải khai ra, không thì chết.

- Các ông nói chi tôi không hiểu? Tui là dân buôn bán, có hoạt động Cộng sản chi mô mà khai. Các ông lầm rồi.

- Mi chối hả? Có chối, tụi tao cũng biết hết, nói thiệt đi, sẽ được chính sách khoan hồng của chính phủ quốc gia. Tao hỏi mi, mi có tổ chức bao nhiêu cơ sơ nội tuyến? Quận ủy quận ba có bao nhiêu người? Mi có biết thằng Búa ở mô không? Rồi cả thằng Nam Thông, thằng Trương Minh Hoàng nữa?

- Chúng hỏi đủ hết. Tôi vẫn một mực lắc đầu:

- Tui đã bảo các ông, mấy chuyện đó làm răng tôi biết được. Chừ các ông bảo trứng gà bao nhiêu một chục, rau một kẹp bao nhiêu, tui trả lời ngay. Nhưng riêng chuyện các hỏi tui chịu… Tui không biết chi mô mà khai?

Chúng điên khùng, hết đánh bằng roi cá đuối, đến tra điện, rồi đổ nước xà phòng vào bụng… Tôi ngất đi, ngất lại nhiều lần. Sau, chúng chuyển tôi qua quân trấn Đà Nẵng, vừa vào, tôi thấy hai bên có bọn lính đứng đầy. Có một thằng chỉ tôi, bảo với đồng bọn:

- Cái con ni, mặt hắn rứa thì cộng sản cái chi mà bắn hắn chứ!

     Một thằng khác xen vào:

     - Mi đừng coi thường. Nó rứa chứ chì lắm. Nó đi vô mà mặt không sợ thì phải biết, không xòang mô? Gớm lắm đó.

            Tôi vừa bước vào phòng thẩm vấn thì thằng mật vụ (tôi quên tên), nhưng biết là người Cồn Dầu, chụp ngay cổ áo tôi đánh liên hồi. Nó đánh để dằn mặt. Đánh xong, thả xuống, chỉ hỏi loanh quanh những câu hỏi như bọn thẩm quận Đông Giang. Liên tiếp mấy ngày sau, nó cứ hỏi và đánh, hỏi và đánh. Tôi khai trước sau như một, rằng không biết, không thấy, không hề họat động cộng sản. Rồi có lần hắn dụ dỗ, bảo tôi lấy hắn thì hắn thả ra. Tôi đáp lại là tôi không có tội gì hết. Nếu hắn dùng hành động cưỡng ép thì khi ra tù, tôi sẽ tố cáo. Tôi nói:

- Chính phủ quốc gia có biểu ông bắt người rồi ép họ phải lấy không? Nói cho ông biết, anh em tui cũng đi lính hết đó, người đi phi công, người lính hải quân, tòan súng đấu súng, chứ mô phải như ông, đi lính thì sợ chết, mới trốn vô chổ ni tra tấn tui.        

Tôi hù lại. Cuối cùng không moi được tin tức, chúng chở tôi đến giam ở trại giam Thanh Bình. Ở đây, tôi gặp nhiều người quen, tòan bị bắt trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Có chị thấy tôi không dám nhìn. Họ sợ, không biết khi bị bắt, mình có khai gì không. Mà nhìn mình thì bọn địch biết, kêu lên hỏi này nọ, lôi thôi lắm. Riêng con Thời, trong lúc bắt, là giao liên thành phố, lên xuống gặp tui miết, hỏi tui:

- Chị ơi, chị ở mô mà bị bắt hả?

Tôi đáp ngay:

- Tui ở xã Thanh Thủy, không làm chi hết. Số là tết, tui mua đồ ra bán không hết, phải ở lại, bán hết thì cũng hết xe, không về được. Mồng Một, súng nổ lọan xạ, mất an ninh, tui kẹt lại. Họ nghi tui họat động, họ bắt tui thôi, chứ tui mô có làm chi.

Cũng ở trại giam Thanh Bình, tôi gặp mấy chị ở Điện Nam. Nhận ra tôi, mấy chị rất mừng. Lại thấy địch đánh tui quá. Đánh đến mức khi mới vào trại giam, áo quần tôi dính máu, khô cứng lại. Các chị thấy thương, có chi cũng nhịn cho tôi ăn, bảo ăn cho lại sức, chịu đánh. Có chị lại nói:

- Chị mà về Điện Bàn thì chết với mấy thằng ác ôn chứ chẳng chạy mô. Thôi, chị phải cố ăn cho khỏe, có sức chịu đựng, không thì chết.

Nhiều chị, khi có người nhà thăm nuôi, cho tiền bạc, lại tìm cách mua mì Quảng, mua bún bò Huế để bồi dưỡng tôi. Sau, thằng trung úy Hương cần người giúp việc, mấy chị nhường cho tôi đi, ý là để cho tôi ra tù, không bị đưa về Điện Bàn, nguy hiểm. Bọn trại giam chấm tên tôi rồi. Thế mà không biết sao phút cuối, chúng lại đổi người khác. Chị Phấn thay tôi, thấy địch sơ hở, sướng quá, mới tẩu thóat. Thấy vậy, chúng bắt đầu đưa số tù nhân đi. Một số đưa vào Điện Bàn, số khác vào Ty Gia Long. Trong số vào Ty Gia Long có tên tôi. Trước lúc đi, thằng Sung, người Hòa Hải, sợ tôi khai bậy bạ, mới nói nhỏ:

- Trước chị khai răng giờ khai rứa nghe.

Tôi bảo:

- Mệt quá ông ơi, tui là dân ăn cơm tù mòn răng hơi mô dặn.

Ở Ty Gia Long, tôi cũng bị địch tra tấn mãi đến ngày 17.3, tụi thẩm vấn Hội An mới ra nhận. May mắn, người ra nhận chúng tôi là ông Nguyễn Hữu Diệp, người ở thôn 1, xã Điện Ngọc. Cha ông là ông Huề, thầy thuốc bắt đầu có cảm tình cách mạng. Ông Diệp bảo thằng lái xe đi mua chậu kiểng. Sau đó, ông thủ tiêu tất cả giấy tờ mà bọn Hội đồng các xã gửi lên, kể cả giấy phúc trình. Ông bảo:

- Chừ tui nói với các anh chị, là giấy tờ mà các anh chị khai, đã ký tui để lại. Còn giấy phúc trình của các địa phương thì tui thủ tiêu. Nếu để lại, tụi nó đánh chết.

Chúng tôi nói:

- Anh thương chừng mô, chúng tôi nhờ chừng nấy.

Gần tối, xe mới đến thị xã Hội An. Khi vào nhà tù, gặp tòan người quen, tôi bắt đầu tìm hiểu tình hình và được biết, trong số nhân viên thẩm vấn có thằng Úy, người ở Cẩm An, mẹ hắn bán cơm. Tôi đi buôn bán, thỉnh thỏang, thường ăn cơm mẹ hắn. Cho nên, chuyện nhà hắn tôi nắm rất rõ. Hắn có ông anh ruột đi Vệ quốc đòan, sau đó tập kết ra Bắc. Rõ ràng thằng này khai man lý lịch mới được nhận vào làm cảnh sát. Thế nên, khi thằng Út kêu tôi vào thẩm vấn, tôi mừng rơn. Bước vào phòng thẩm vấn, tôi thấy thằng Úy cầm hồ sơ tôi. Rồi nó cầm roi điện đánh tôi ba cái, gằn giọng:

- Anh mi tập kết có gửi thư về không?

Nguyên tôi cũng có ông anh đi tập kết. Hắn đọc hồ sơ nên biết. Nghe hắn hỏi, tôi gào lên:

- Ông Úy ơi ông Úy, rứa anh ông tập kết có gửi thư về cho ông không? Hễ anh ông có gửi thì anh tui cũng có gửi!.

Nó trợn mắt nhìn tôi chằm chằm:

- Răng mi biết anh tao?

- Ngày bữa chi tui không biết. Mẹ ông bán cơm, tui ăn cơm mẹ ông, răng tui không biết?

- Mi biết thằng Vinh không. Hắn cũng theo cộng sản.

- Làm chi có, hắn đang làm cảnh sát.

Hắn dịu giọng:

- Giờ tau làm cung. Mi ưng đi trại giam cảnh sát hay vào nhà lao?

- Tui đi mô cũng được hết. Hễ ở mô họ đánh nhau quá, tui sẽ kêu tên ông ra… Tôi tiếp tục dọa.

- Thằng Úy có vẻ sợ. Hắn hỏi tôi khi bị địch thẩm vấn phải khai làm sao để nhẹ tội. Sau đó, hắn làm cung đưa tôi vô nhà lao Hội An. Ở đây, tôi gặp nhiều chị cũng ở tù như chị Thân Thị Nhược, chị Nguyễn Thị Chín… Tháng 6 năm 1968, địch đưa tôi đi thẩm cung lại. Bởi thông lệ, cứ 6 tháng, tụi Hội đồng các xã làm phúc trình một lần. Bọn cảnh sát ở nhà lao căn cứ vào đó để hỏi cung. Thằng cảnh sát hỏi cung tôi, hắn đập bàn, đập ghế:

- Ai đánh mi, ai làm cung mi?

- Tui không bi

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Người con Điện Nam anh hùng
Gặp lại “chị” Chính, người cán bộ binh vận xuất sắc
TRƯỚC THỀM TRĂM NĂM TUỔI
Các tin cũ hơn:
GƯƠNG HY SINH CỦA LIỆT SĨ NGUYỄN ĐÌNH TRÂN
HOÀNG HỮU NAM TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI DÂN VỚI ĐẢNG
PHAN TRIÊM (1916-2001)
NGUYỄN XUÂN NHĨ(1912 – 1983)
VÕ CỮU NGƯỜI CON KIÊN TRUNG BẤT KHUẤT CỦA ĐIỆN BÀN
ĐI THEO CON ĐƯỜNG CỦA ĐẢNG ĐÃ VẠCH
NGUYỄN XUÂN HỮU NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA TỈNH QUẢNG NAM
NGUYỄN TRÁC MỘT TẤM GƯƠNG TẬN TRUNG VỚI NƯỚC, TẬN HIẾU VỚI DÂN
TRẠI GIAM LÀ TRƯỜNG HỌC, NƠI TÔI LUYỆN LÒNG KIÊN TRUNG CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ
NHỚ MÃI TÊN ANH
    
1   2   3  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm