Nội dung chi tiết

BẢN LĨNH NGƯỜI TỬ TÙ
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 26/02/2009 .Lượt xem: 4707 lượt. [In bài]

Đăng Quang-Thanh Minh

Hồ Lạc sinh năm 1940, ở làng Cẩm Sa, xã Điện Nam , Điện Bàn. Lớn lên trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng, ngay từ tuổi thiếu niên Hồ Lạc đã sớm hòa mình vào không khí của những ngày hội nô nức tòng quân kháng chiến. Vùng đất Cẩm Sa, trong kháng chiến chín năm cũng là nơi có chiến lũy chiến tranh du kích, chống giặc lùng, giặc càn. Thừa hưởng sự giáo dục của cha ông-một nhà nho yêu nước, Hồ Lạc tích cực tham gia những công việc xã hội của thiếu nhi cứu quốc.

Kháng chiến chín năm thắng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết nhưng một nửa miền Nam bị Mỹ -Diệm xua quân xâm lược. Lớp cha anh người thì đi tật kết, người ở lại phải hoạt động bí mật. Một không khí chết chóc, tang thương bao trùm lên làng xã bởi chính sách tố cộng, diệt cộng diễn ra sau năm 1945. 15 tuổi, chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy ngay trên cát Cẩm Sa đẫm đầy huyền thoại, lòng Hồ Lạc quặn thắt, nung nấu một ý chí căm thù.

 Quê nhà khó thoát vòng kiềm tỏa, người anh Hồ Kim Khoái (sinh năm 1940) đã đi tập kết, chị là Hồ Thị Hân và em là Hồ Thị Mịch đều tham gia công tác địa phương (sau Hồ Thị Mịch làm bí thư xã Điện Nam). Hồ Lạc xác định nếu ở lại trước sau gì cũng bị bọn ác ôn tường mặt hành hạ hoặc đẩy vào lính cộng hòa. Vậy là Hồ Lạc lên đường vào Sài Gòn, thủ phủ của Miền Nam . Vào đất mới, tìm được mối dây mới, Hồ Lạc nhanh chóng thích nghi với địa bàn hoạt động, anh tham gia vào đội võ trang từ năm 1959  và gắn bó với đơn vị võ trang nội thị, từng trải qua các chức vụ: đội trưởng đội võ trang nội thành, cánh 159(Y4) khu Sài Gòn-Gia Định; Bí thư Đảng ủy đơn vị võ trang nội thị.

 Ngày 8-4-1966, trong khi chuẩn bị cho một trận công thành, Hồ Lạc bị địch bắt. Bắt được cán bộ hoạt động nội thành, kẻ thù quyết dụ dỗ, tra tấn để hòng tìm ra manh mối đường dây của những đội an ninh, võ trang đang bủa khắp các hang cùng ngõ hẽm Sài Gòn, khiến đến cả bọn cố vấn Mỹ trong tòa đại sứ cũng ăn không ngon ngủ không yên. Hai năm trời ròng rã, Hồ Lạc nếm trải hầu hết những kiểu nhục hình tối tân của an ninh ngụy, hết bị đánh đập lại diễn trò dụ dỗ mua chuộc, nhưng tất cả các đòn tra tấn, bức cung cũng không làm cho ý chí của anh lung lay. Không có kiểu tra tấn nào mà Hồ Lạc không trải qua, từ đi “tàu thủy”, đến tra điện, lấy kìm kẹp bộ phận sinh dục, đánh “ tứ trụ”. . . Hồ Lạc không hé răng nửa lời về tổ chức, đồng thời đấu tranh lên án bọn cướp nước và lũ tay sai. Cuối cùng, và tháng 5-1968, Hồ Lạc bị kết án tử hình, chờ ngày đưa đi hành quyết.

 Hồ Lạc bị giam nhốt tại khám Chí Hòa và đột nhiên sau đó bị đày ra Côn Đảo. Ở trên địa ngục trần gian này, suốt 7 năm ròng, người tử tù Hồ Lạc luôn tỏ rõ một bản lĩnh thép khi chịu đựng những đòn tra dã man nhất của kẻ thù, hết ở chuồng cọp, xà lim, biệt giam, ăn cơm hẩm cá mục. Hồ Lạc cùng đồng đội bền gan chiến đấu với bọn cai ngục. Tuy sức khỏe suy kiệt nhanh, thân hình còn như sợi dây mảnh khảnh, vậy mà như ngọn đèn lay lắt trước gió, Hồ Lạc vẫn sống, đợi được đến ngày Côn Đảo giải phóng. Trong tiếng quân reo chiếm đảo, người tử tù Hồ Lạc bình thản mỉm cười trên sự sống-một chiến thắng của kẻ tử tù mà bọn cai ngục muốn anh chết rục xương.

 Tàu của chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra đón, Hồ Lạc cùng những chiến sỹ bị tù đầy trở về đoàn tụ chiến thắng trong vòng tay của đồng chí đồng bào. Tiếng hát lưu đày đã vĩnh viễn trở thành ký ức cùng bản án tử tù của chế độ Việt Nam cộng hòa.

 Trở về, Hồ Lạc tiếp tục công tác, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Anh cũng thực hiện nhiều chuyến điền dã, trở lại quê hương, tìm về những đồng đội xưa. Hồ Lạc công tác cho đến năm 1990 thì nghĩ hưu, và đã được Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Hình ảnh Hồ Lạc cũng đã được in vào tập “ Khắc họa chân dung tử tù, giai đoạn 1958-1975” của Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 Nghỉ hưu, có dịp về quê dài ngày, Hồ Lạc đã gặp lại người anh của mình, thượng úy Hồ Kim Khoái. Đó là người đã đi tập kết, và năm 1961 trở về Nam, theo đường dây 559, vào khu V. Hai anh em Hồ Kim Khoái-Hồ Lạc, lại về bên nhan trong ký ức đau thương và hào hùng của một thời kháng chiến. Nhà có chín anh em, chị hai là du kích đau chết hồi kháng Pháp, chị Ba công tác phụ nữ thời Pháp, Khoái –Lạc kế tiếp thứ Sáu, thứ Bảy, nhưng thật neo người, giờ chẳng còn mấy ai. Gặp gỡ rồi lại chia ly, sau chuyến về quê tu tổ mộ phần cha mẹ, vào Nam, những vết thương thời tù đày tái phát, và năm 2004, Hồ Lạc đã vĩnh viễn ra đi, để lại bao niềm tiếc thương cho đồng đội, đồng chí, anh em.


 

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Trái tim Trần Yêm
Tống trị - Người thắp lửa.
Tinh thần lạc quan của Nguyễn Tám
Tiếng thét giữa đêm đen.
Nguyễn Hữu Sâu- Người bí thư xã gan dạ
Người mang bí danh Siêng
Lời giới thiệu
Lời tựa
Lê Đình Ty – Tấm gương đấu tranh không mệt mỏi.
Chiến đấu trong lao tù
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm