Nội dung chi tiết

Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học
Tác giả: Huyền Chi .Ngày đăng: 01/02/2022 .Lượt xem: 971 lượt. [In bài]
Mang loại hình nghệ thuật dân tộc – hát tuồng đến trường học để học sinh có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu trong các chương trình ngoại khóa là sự nỗ lực của các thầy cô giáo trường tiểu học Junko (xã Điện Phước) và Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trong thời gian qua.

   Được làm quen với loại hình nghệ thuật này, các em học sinh chăm chú xem và tỏ ra rất thích thú với tính cách của nhân vật trong vở diễn và biểu cảm của các diễn viên. Các nghệ sỹ đã giới thiệu về loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc, giúp các em cảm nhận và hiểu thêm những mặt nạ cơ bản, đặc trưng hóa trang, vũ đạo, phục trang, âm nhạc, tính ước lệ tượng trưng, tính văn chương … của nghệ thuật tuồng. Không chỉ giới thiệu từng vai diễn trong nghệ thuật tuồng như nịnh thần, đào, kép, võ tướng..., các nghệ sĩ còn diễn trích đoạn về nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản hết sức sinh động. Em Phạm Thân Quỳnh Thư, học sinh lớp 5B trường tiểu học Junko hào hứng nói: “Chúng con không chỉ được xem tuồng mà còn được các cô chú diễn viên biểu diễn múa rối, những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu khiến các bạn thích thú vô cùng”

          

   Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, diễn viên chuyên diễn vai anh hùng lịch sử thiếu niên Trần Quốc Toản cho biết chị rất vui khi thầy cô và các em học sinh đặt những câu hỏi hay tìm hiểu về cách diễn, trang phục. Sự nhiệt thành đón nhận vở diễn của các em là niềm động viên tinh thần rất lớn đối với các nghệ sĩ. Nghệ sỹ ưu tú Trần Ngọc Tuấn – Giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh chia sẻ, các bé còn rất nhỏ nhưng ngồi xem nghiêm túc và mạnh dạn đặt câu hỏi với các cô chú diễn viên, điều đó mang lại niềm vui cho các nghệ sỹ.

          Theo Nghệ sỹ ưu tú Trần Ngọc Tuấn, tuồng là một loại hình kịch hát thuộc dòng sân khấu tự sự phương Ðông, tuồng mang đậm âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về đạo lý, khí tiết của người anh hùng trong các hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột. Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ độc đáo của tuồng, bi trong tuồng đạt tới mức tột cùng của sự đau thương mất mát, hùng trong tuồng đạt đến đỉnh điểm của sự hoành tráng, oai nghiêm. Tuồng mang tính cổ điển khi phần lớn các vở diễn được xây dựng dựa theo những tích truyện lịch sử mang tính khuôn mẫu. Các yếu tố ca, vũ, nhạc được phát triển một cách hài hoà với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên. Sự kết hợp tổng thể các yếu tố này mang lại cảm xúc thẩm mỹ đặc biệt cho khán giả, giúp họ cảm nhận được sự tinh tế của nghệ thuật tuồng. Phương thức phản ánh của tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằm lột tả cái thần của nhân vật, sự việc. Do đó, tuồng bỏ qua các chi tiết vụn vặt, dùng thủ pháp khoa trương, cách điệu nhằm thể hiện cái bản chất, cốt lõi. Lời nói, động tác hình thể, sự di chuyển trên sân khấu tuồng đều được cách điệu hóa cao. Ðặc trưng này còn được thể hiện trong hoá trang, hình thành các kiểu mặt nạ tiêu biểu cho từng loại nhân vật trong tuồng. Các loại nhân vật tuồng được phân loại một cách rõ rệt nhờ vào cách hóa trang và tư thế diễn xuất. Nguyên tắc khoa trương, cách điệu trong tuồng chịu ảnh hưởng của luật âm dương. Bên cạnh đó, tuồng còn dùng thủ pháp biểu trưng, ước lệ, nghĩa là thủ pháp lấy chi tiết để thay cho toàn thể (như lấy chiếc roi ngựa để thay thế con ngựa, dùng mái chèo thay cho con thuyền).

          

   Nhận thấy giới trẻ ngày càng ít được tiếp cận và thiếu hiểu biết về các loại hình nghệ thuật truyền thống, mong muốn truyền giảng những giá trị của nghệ thuật tuồng tới thế hệ trẻ, từ năm 2011, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh bắt đầu từ việc tự tìm địa bàn các trường, tích cực xây dựng các chương trình, trích đoạn hấp dẫn về lịch sử, các anh hùng dân tộc để công diễn tại các trường học. Nhà hát đã chọn những trích đoạn tuồng lịch sử phù hợp với từng trường, vừa giúp các em hiểu về tuồng, vừa là cách để nhớ lịch sử của dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước, như Trưng Vương, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo...

          Đem nghệ thuật truyền thống vào trường học là một hình thức sinh hoạt ngoại khóa bổ ích, tạo nhịp cầu giao lưu, gắn bó, gần gũi giữa các nghệ sĩ với khán giả là thầy cô và học sinh, tạo cơ hội cho các em tìm hiểu, yêu mến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để có ý thức gìn giữ, không để những giá trị vốn có bị mai một. Và trường tiểu học Junko là ngôi trường đầu tiên ở Quảng Nam mà Nhà hát đến biểu diễn.


   Thầy giáo Lê Quốc Hà, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ “Nhà trường được Nhà hát hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả các trường muốn triển khai thì vấn đề khó khăn nhất vẫn là kinh phí. Nếu các trường học tại Điện Bàn được hỗ trợ, việc đưa tuồng vào trường học sẽ giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích tuồng. Đó cũng là cách gìn giữ giá trị vốn có của loại hình nghệ thuật này.”
[Trở về]
Các tin mới hơn:
UBMTTQVN phường Điện Ngọc tọa đàm xây dựng tộc văn hoá
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức bế mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân năm 2024.
Hội LHPN phường Điện Ngọc tổ chức liên hoan văn nghệ “Tự hào Đất nước và những người Mẹ”
Hội LHPN phường Điện Nam Bắc tổ chức đêm văn nghệ “Ký ức tháng 4”
CLB Bóng bàn thị xã Điện Bàn tổ chức giải bóng bàn mở rộng năm 2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Điện Thắng Bắc tổ chức Hội thi Rung chuông vàng
Điện Thắng Trung tổ chức giải cờ tướng năm 2024
Điện Thắng Bắc tổ chức giải bóng chuyền "Bông lúa vàng" 2024
Phường Điện Ngọc khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X năm 2024
Câu lạc bộ Cờ tướng 24h thị xã tổ chức “Giải Cờ tướng đồng đội 24h Điện Bàn”
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Danh xưng Điện Bàn
Hội LHPN xã Điện Trung tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng truyền thống” và trao quà Xuân yêu thương
Di tích Bàu Sen – Lăng Bà ghi dấu một thời oanh liệt
CLB Xe đạp thể thao Điện Bàn tổ chức chương trình diễu hành xe đạp với chủ đề "Hành trình về nguồn"
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức khai mạc “Hội chợ Xuân online” năm 2022
Hỗ trợ chung tay xây dựng tuyến phố văn minh và phường văn minh đô thị
Điện Bàn đoạt giải Nhì toàn đoàn Liên hoan Hô hát Bài chòi tỉnh Quảng Nam năm 2021.
Đoàn phường Điện Ngọc đã tổ chức giải bóng đá giao hữu chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường lần thứ XIII.
Tổng kết Hội thi “Thiếu nhi Điện Bàn chung tay đẩy lùi Covid-19”
Thị xã Điện Bàn tham gia Hội thi CLB Gia đình phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam lần thứ II năm 2021.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm