Nội dung chi tiết

Làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
Tác giả: Song Thanh .Ngày đăng: 17/02/2022 .Lượt xem: 1205 lượt. [In bài]
Không an phận với cái nghèo trên chính mảnh đất quê hương của mình, bằng sự quyết tâm và ý chí sắt đá với phương châm “ly nông bất ly hương”, anh anh Nguyễn Văn Kiệt, 52 tuổi thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn đã làm giàu từ mô hình trang trại vườn – ao - chuồng (VAC). Trang trại VAC của anh Kiệt mỗi năm cho lãi hơn nửa tỷ đồng.

Như một sự ngẫu nhiên

Hôm tìm về nhà anh, phải mất rất lâu chúng tôi mới có thể gặp và trò chuyện được với anh Kiệt, vì “tỷ phú nhà nông” này đang bận bịu với trang trại gà của mình. “Xin lỗi để chú phải chờ lâu. Sáng giờ tôi bận chạy đi chạy lại với lứa gà mới úm người ta vừa giao nên hơi bận chút” anh Kiệt vui vẻ mở đầu câu chuyện như thế.

Sinh ra trên mảnh đất Điện Thọ thuần nông nhưng giàu truyền thống anh hùng của tỉnh Quảng Nam anh Kiệt trải qua một hành trình khởi nghiệp gian khó. “Với nguồn vốn vay 50 triệu từ ngân hàng Agribank Điện Bàn, cộng với số tiền tích cóp được, tôi quyết định thành lập trang trại theo mô hình VAC. Ban đầu, do vốn ít nên trang trại chỉ có quy mô khoảng 0,5ha (năm 2003), đến nay quy mô trang trại của tôi đã mở rộng lên hơn 1,5ha. Với 2 ao nuôi cá (gồm cá trắm, chép, rô phi), hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn cá các loại, trung bình mỗi tấn có giá từ 25-30 triệu, tùy vào loại cá. 3 chuồng nuôi gà, nuôi theo hình thức gối đầu (khoảng trên 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa), mỗi kg gà bán ra thị trường hiện nay có giá từ 40-45.000 đồng/kg, cùng đàn bò 5 con. Hiện trang trại của tôi cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn nửa tỷ đồng…” - anh Kiệt phấn khởi nói.


   Anh kể hồi trước xem trên tivi mục “chuyện của nhà nông” có phóng sự về mô hình VAC hiệu quả thấy hay rồi ấp ủ ý tưởng về dự tính của riêng mình. Anh Kiệt chia sẻ, Khởi nghiệp cái khó khăn nhất là vốn và kinh nghiệm, nhưng với tính siêng năng, cần cù và ước muốn làm giàu từ kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Kiệt đã bền bỉ, chịu khó học hỏi, nghiên cứu và từng bước phát triển kinh tế theo mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện trang trại đang giải quyết cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Những thất bại đầu tiên không làm anh nản chí, với sự kiên trì và quyết tâm anh đã thành công với mô hình của mình. Trang trại của tôi chia làm 2 khu: Khu nuôi gà và khu nuôi cá, nhằm tận dụng nguồn phân thải của gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, tôi còn nhận ruộng của bà con (hơn 10 mẫu) không có nhu cầu sử dụng để sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm làm thức ăn cho gà phục vụ cho trang trại. Nhờ mô hình VAC mà gia đình tôi vươn lên khá giả, xây được ngồi nhà mới khang trang, giá trị gần 2 tỷ đồng, nuôi 2 đứa con ăn học.

“Hiện đầu ra của trang trại khá ổn định, thời gian tới, tôi đang có dự định mở rộng trang trại của mình, xây dựng thêm chuồng trại để nuôi thêm heo và trồng cỏ nuôi bò để nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như giải quyết lao động cho địa phương”, anh Kiệt chia sẻ.

 Vươn lên bởi nghị lực và sự táo bạo

Khi mới bắt tay vào thực hiện ý tưởng ban đầu anh nhận được cái lắc đầu xua tay của nhiều người. Không nản chí anh quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, với niềm tin “trời không phụ lòng người” anh lại càng có ý chí chứng tỏ cho mọi người thấy điều mình làm là đúng.

“Đã có lúc nhụt chí lắm, để làm giàu người ta thường chọn hướng đi khác như kinh doanh, buôn bán…thời đó mô hình VAC mới mẻ đối với nhiều người, đã thế để làm giàu với lựa chọn này là một bài toán nan giải” anh Kiệt giải bày. Nhớ lại thời gian đầu gầy dựng mô hình với nhiều khó khăn, anh Kiệt vẫn không giấu được xúc động. Bởi chính những nhọc nhằn ấy trở thành động lực cho anh có được như ngày hôm nay. Năm 1994, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Kiệt về quê làm công ăn lương cho một số cơ sở làng nghề. Tuy nhiên, với ước muốn làm chủ bản thân, anh Kiệt thử sức với mô hình làm trại nấm rơm. Khoảng thời gian này, hầu như trên địa bàn xã chưa có ai làm nấm, đây là lợi thế cho anh Kiệt trong tìm kiếm đầu ra thị trường mà không hề cạnh tranh với bất kỳ trang trại nào. Vì đây là hướng đi mới nên anh Kiệt phải tự tìm tòi học hỏi cách làm phôi nấm, trang trại khép kín.

Với những gì đã làm được, anh đã nhận được nhiều bằng khen về gương sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Nông dân xã Điện Thọ và thị xã Điện Bàn.

 Ông Mai Phước Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thọ, cho biết: Mô hình VAC khép kín của anh Nguyễn Văn Kiệt đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là trưởng thôn, anh Kiệt luôn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; thường xuyên giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giúp bà con trong xã phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn sản xuất đầu vụ Hè Thu 2024
Hội nghị vể cung ứng điện, tiết kiệm điện năm 2024 và kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ phát động thực hiện mô hình “Diệt cây mai dương, xây dựng mô hình kinh tế” năm 2024.
Giống lúa VNR10 và Hương Châu 6 đáp ứng niềm tin của nông dân
Bảo hiểm xã hội thị xã Điện Bàn nỗ lực giải quyết hồ sơ giao dịch
Đại hội đại biểu thành viên HTX Nông nghiệp Điện Phước II, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN thị xã Điện Bàn quyết liệt triển khai nhiệm vụ năm 2024
Bảo hiểm xã hội thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị tuyên truyền, đối thoại, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT cho người lao động
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn triển khai kế hoạch nguồn vốn vay năm 2024
Hoàn tất các thủ tục để tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại thị xã Điện Bàn
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Gặp mặt các doanh nghiệp, cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, làng nghề, du lịch và làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã.
Cung cấp điện ổn định liên tục Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Về quê lập nghiệp
Phát triển nông nghiệp bền vững
Đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp
Gói gém hồn quê qua từng chiếc bánh
Nông dân Điện Bàn – nhiều hoạt động đón mừng Xuân mới năm 2022
Anh Nguyễn Chương vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của
Chi nhánh Thủy lợi Điện Bàn chuẩn bị các điều kiện phục vụ nước tưới cho vụ Đông Xuân
Làng nghề bánh tráng vào Xuân
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm