Nội dung chi tiết

Họp trực tuyến để tiết kiệm
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 18/12/2007 .Lượt xem: 9160 lượt. [In bài]

Gần đây, có h� ng loạt cuộc họp của Chính phủ được tổ chức trên mạng thông qua giải pháp hội nghị truyền hình, từ việc lần đầu tiên Thủ tướng họp giao ban truyền hình trực tuyến với các địa phương để điều h� nh tình hình kinh tế - xã hội bốn tháng đầu năm đến việc các Phó thủ tướng chỉ đạo về tình hình dịch bệnh... Động thái n� y cho người dân có cái nhìn tích cực hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ quan nh� nước.  

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết : “Từ nay, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức thường xuyên các phiên họp trực tuyến qua hệ thống mạng của Chính phủ, Thường trực Chính phủ v� th� nh viên Chính phủ”.

  Xem bản inGởi bản tin qua E.Mail

Tăng cường họp trực tuyến

Kết luận tại phiên họp giao ban trực tuyến với tám địa phương về tình hình kinh tế-xã hội bốn tháng đầu năm v� thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát v� o ng� y 27-4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo coi hình thức họp trực tuyến l� một phương thức l� m việc mới của Chính phủ, Thường trực Chính phủ v� các th� nh viên Chính phủ trong thời gian tới, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí v� nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác chỉ đạo, điều h� nh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết theo kiểm tra của Bộ trưởng Bộ T� i chính, một cuộc họp của mỗi ng� nh tốn kém cả tỉ đồng, bởi mỗi địa phương khi ra H� Nội họp phải đi gần chục người nên rất tốn kém. Thủ tướng cũng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ nên chọn ng� y thứ bảy, chủ nhật hoặc buổi tối để tổ chức các phiên họp trực tuyến để vừa tiết kiệm vừa có hiệu quả. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khuyến khích các địa phương nên tranh thủ họp qua truyền hình trực tuyến, họp ngo� i giờ, ng� y nghỉ, gửi báo cáo trước qua e-mail... Mỗi cuộc họp cũng chỉ nên kéo d� i khoảng 1-2 giờ, nói thẳng v� o vấn đề, tránh báo cáo d� i dòng v� trùng lắp. Thủ tướng chỉ đạo, trong thời gian tới sẽ tăng cường họp trực tuyến với các địa phương trên cả nước theo phương thức hội nghị truyền hình.

Ngay sau cuộc giao ban trực tuyến nói trên của Thủ tướng Chính phủ, các vị lãnh đạo các địa phương tại tám đầu cầu trên cả nước đã đánh giá cao hiệu quả của hình thức l� m việc trực tuyến n� y v� khẳng định sẽ triển khai cách l� m việc mới n� y.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Lữ Ngọc Cư, cho biết thời gian tới, Đắk Lắk sẽ xem xét, đầu tư một hệ thống truyền hình giao ban trực tuyến phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều h� nh của tỉnh thay cho các cuộc họp tổ chức đông người, vừa tốn thời gian, công sức, vừa tốn tiền bạc như trước đây.

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục-Đ� o tạo, cho biết bộ trưởng đã chỉ thị giảm một nửa số lượng cuộc họp truyền thống để chuyển sang họp trực tuyến. Ông Ngọc cũng cho biết, trên thực tế Bộ Giáo dục-Đ� o tạo đã họp trực tuyến từ cách nay v� i năm nhưng đến nay mới chủ trương triển khai mạnh. Từ đầu năm đến nay, bộ đã triển khai bốn cuộc giao ban trực tuyến. Ông Ngọc nói : “Đa số các cuộc họp hiện nay của bộ có thể chuyển sang hình thức hội nghị truyền hình qua mạng. Một cuộc họp truyền hình trực tuyến có 1.000 người tham gia m� trong đó có gần một nửa số người tham dự họp ở xa đến sẽ tiết kiệm được h� ng tỷ đồng”.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, mỗi lần Chính phủ tổ chức giao ban trực tuyến sẽ tiết kiệm được h� ng tỷ đồng so với cuộc họp tổ chức theo kiểu truyền thống. Hiệu quả về thời gian, vật chất... rõ r� ng l� rất lớn. Vì l� hội nghị truyền hình nên cách phát biểu của những người tham gia đỡ d� i dòng hơn. Đặc biệt, để có kết quả thì các ng� nh, các địa phương cũng phải chuẩn bị tốt hơn trước khi đến họp. Chính vì vậy, những cuộc họp như vậy thường mang lại những kết luận rõ r� ng, những chủ trương dứt khoát, dễ hiểu dễ l� m cho các ng� nh v� các địa phương.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, th� nh công của phiên họp giao ban trực tuyến của Chính phủ đã góp phần khẳng định tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT v� truyền thông m� cụ thể l� hội nghị, giao ban trực tuyến, v� o hoạt động của cơ quan nh� nước. Hiệu quả dễ thấy nhất l� ở những thời điểm Chính phủ cần đưa ra những chỉ đạo sát với tình hình của từng bộ, ng� nh, địa phương.

Dễ d� ng triển khai

Thực tế cho thấy, trong nền kinh tế m� sự phát triển được tính bằng tốc độ của thông tin, nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc một cách nhanh chóng v� hữu hiệu trong nội bộ doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau trở nên cấp thiết. Đặc biệt l� với các đơn vị m� khoảng cách địa lý không cho phép các cuộc gặp gỡ thường xuyên. Để đáp ứng nhu cầu đó, giải pháp hội nghị truyền hình ra đời v� đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức, doanh nghiệp.

Hội nghị truyền hình l� một giải pháp cung cấp khả năng giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm người từ nhiều điểm khác nhau, qua âm thanh, hình ảnh v� dữ liệu thời gian thực, thông qua mạng IP (Intranet, Internet,…) hay ISDN. Hội nghị truyền hình còn cho phép trình chiếu, hiển thị các bảng biểu, t� i liệu bằng cách kết nối hệ thống với thiết bị đầu v� o (máy tính xách tay, máy tính để b� n, điện thoại di động, bảng trắng kỹ thuật số) v� đầu ra (m� n hình, loa...).

Hội nghị truyền hình đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin đồng thời giữa hai hay nhiều địa điểm cách xa nhau. Những lợi ích cơ bản khi sử dụng giải pháp n� y l� : giảm thời gian v� chi phí đi lại, sinh hoạt ; lưu lại nội dung cuộc họp ; tận dụng được các cơ sở hạ tầng mạng khác nhau ; thông tin liên tục v� to� n cầu ; mang lại khả năng ứng biến tức thời.

Việc triển khai giải pháp hội nghị truyền hình cũng đơn giản vì có thể triển khai ở các nơi có hạ tầng mạng. Giải pháp n� y được kết cấu đơn giản, gọn nhẹ v� tận dụng được phần lớn các thiết bị văn phòng. Hội nghị truyền hình có thể được ứng dụng cho các mục đích : họp giữa các văn phòng cơ quan, công ty ; trình diễn, giới thiệu sản phẩm mới từ xa ; quản lý, điều khiển trong các khu trường sở bị phân tách về không gian ; đ� o tạo nội bộ, liên kết giáo dục, đ� o tạo từ xa ; hội chẩn, phẫu thuật, chăm sóc y tế từ xa…

Ông Nguyễn Công Hóa, Giám đốc Trung tâm Tin học của Văn phòng Chính phủ, cho biết năm nay Văn phòng Chính phủ sẽ chi khoảng 15 tỷ đồng mua sắm thiết bị cho việc giao ban truyền hình qua mạng. Các thiết bị đầu cuối n� y được trang bị cho các bộ v� văn phòng ủy ban nhân dân các tỉnh th� nh, nơi l� các điểm đầu của hội nghị truyền hình trong hệ thống giao ban truyền hình của Chính phủ.

Ông Hóa cũng cho biết, thiết bị đầu cuối của hệ thống mạng giao ban truyền hình của Chính phủ hiện nay chủ yếu l� các thiết bị đầu cuối di động để tăng khả năng di chuyển v� hiệu suất sử dụng thiết bị. Các thiết bị cố định chưa được sắm ngay để tiết kiệm chi phí. Hiện văn phòng Chính phủ đang thử nghiệm nhiều giải pháp, thiết bị của nhiều nh� cung cấp khác nhau để tìm ra một giải pháp tối ưu. Bởi, trước khi Thủ tướng có chỉ đạo đẩy mạnh việc họp giao ban trực tuyến thì đã có một số địa phương đầu tư giải pháp n� y với các công nghệ khác nhau. Giờ, Văn phòng Chính phủ phải chọn giải pháp sao cho tương thích với các thiết bị m� địa phương đã đầu tư để tránh lãng phí.

Bước đi tiên phong của Chính phủ sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong việc ứng dụng giải pháp n� y ở các đơn vị, đặc biệt l� các chính quyền địa phương v� bộ ng� nh. Điều n� y sẽ mở ra một thị trường sôi động cho các nh� cung cấp tham gia cung ứng dịch vụ hội nghị truyền hình. Theo Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), hiện công ty n� y mới có hơn 10 khách h� ng lớn sử dụng dịch vụ hội nghị truyền hình. Nhưng gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp lớn v� cơ quan nh� nước đã liên hệ v� tìm hiểu về dịch vụ n� y. VTN cũng nhận định thị trường có khả năng tăng trưởng 100-200% từ nay đến năm 2010, đặc biệt l� trong khối cơ quan chính phủ.

Một cuộc họp truyền hình trực tuyến có 1.000 người tham gia, trong đó có gần một nửa số người tham dự họp ở xa đến sẽ tiết kiệm được h� ng tỷ đồng. 

Thời gian tới, họp trực tuyến sẽ l� phương thức l� m việc mới của Chính phủ, thường trực Chính phủ v� các th� nh viên Chính phủ. 

“Năm nay, Văn phòng Chính phủ sẽ chi khoảng 15 tỷ đồng mua sắm thiết bị cho việc giao ban truyền hình qua mạng.”

Ông Nguyễn Công Hóa, Giám đốc Trung tâm Tin học của Văn phòng Chính phủ 

 

Theo TBKTSG

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tập huấn văn hóa công sở, lễ tân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức và người lao động phường Điện Ngọc
Uỷ ban nhân dân thị xã Điện Bàn khai mạc lớp đào tạo bồi dưỡng “Văn hoá công sở và đạo đức công vụ”
Công khai danh sách hồ sơ TTHC trễ hạn
Phường Vĩnh Điện với những kết quả bước đầu trong công tác cải cách hành chính
Hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân
Cấp đổi Giấy phép lái xe trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
Vai trò đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo pháp luật hiện hành
Phường Vĩnh Điện tổ chức Hội nghị ra mắt Tổ Công nghệ cộng đồng và Tổ thực hiện Đề án 06 các khối phố
Uỷ ban nhân dân thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn nghiệp vụ, quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh lưu động và trả kết quả tại nhà cho công dân trên địa bàn phường Điện Nam Bắc
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Huyện Điện B� n công bố quyết định th� nh lập các phòng ban theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP
Đề án 113: Chặng đường mới của CNTT Việt Nam
Chính phủ điện tử: Cần "hoành tráng" tầm nhìn
Điện B� n tổ chức tập huấn, đ� o tạo đánh gía viên nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 - TL
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong các cơ quan h� nh chính.
Ứng dụng CNTT v� o hoạt động của cơ quan nh� nước: Đến 2010, 100% cơ quan có cổng thông tin điện tử
Một số vấn đề về công tác quản trị nhân lực trong cơ quan h� nh chính huyện Điện B� n hiện nay
Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cơ sở
VÀI NÉT VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ TRONG CÁC C� QUAN HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐIỆN BÀN
Về Đề án thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận phường tại một số
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm