Nội dung chi tiết

Chuyện về Anh hùng Lê Hải Lý
Tác giả: Lê Anh Dũng .Ngày đăng: 23/01/2014 .Lượt xem: 3456 lượt. [In bài]
Hẹn hò mãi, cuối cùng Đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải Lý- nguyên quyền Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam cũng đưa chúng tôi về thăm quê anh ở thôn Giáng La, xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Gần nửa giờ đồng hồ từ Đà Nẵng, chúng tôi đã về lại chiến trường xưa Bồ Bồ. Một ngọn đồi thông xanh gợi cho cảm giác thanh bình và yên ả. Trong mắt anh Lý thoáng hiện nỗi đăm chiêu, tư lự. Tượng đài chiến thắng Bồ Bồ  19/7/1954  sừng sững nhìn xuống những cánh đồng, những ngôi nhà còn mơ màng trong sương sớm như bức tranh thủy mặc. Anh Lý trầm ngâm: Bồ Bồ là cứ điểm quân sự quan trọng của quân Pháp và sau này là quân Mỹ xâm lược.

Tại đây, bọn lính Pháp đặt quan sát từ xa, bố trí binh lực, hỏa lực rất mạnh nhằm khống chế 3 huyện đồng bằng phụ cận để bảo vệ cơ sở đầu não ở thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An. Chúng huênh hoang tuyên bố: “Bồ Bồ là cứ điểm bất khả xâm phạm, nếu Việt Minh chiếm được thì nước sông Yên chảy ngược”. Sau thất bại nhục nhã trên khắp chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương vội vã huy động các lực lượng khắp nơi về Đà Nẵng, thành lập Chiến đoàn 10 hỗn hợp, quân số hơn 1.000 tên do đại tá Can Phelit chỉ huy và mở ngay cuộc hành quân với mật danh “con báo” đánh chiếm lại cứ điểm Bồ Bồ do quân ta chốt giữ. Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng quyết định đập tan cuộc hành quân của địch giành thế chủ động trên toàn chiến trường ngay khi chúng mới dàn quân trên đỉnh Bồ Bồ. Tỉnh đội phó Đào Bá Phúc nhận nhiệm vụ chỉ huy trận đụng đầu lịch sử này. Bên ta có Đại đội trinh sát Đặc công 15, Tiểu đoàn 20 bộ binh, bộ đội địa phương huyện Điện Bàn. 19 giờ ngày 18-7-1954, quân Pháp, tuy lực lượng đông gấp ba lần quân ta, hỏa lực mạnh, nhưng tinh thần bạc nhược, nên sau 5 giờ đọ sức với bộ đội đặc công địa phương đã chịu thua. Trong trận này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 400 tên Pháp, bắt sống tại trận 343 tên, trong đó có tên đại tá chỉ huy Chiến đoàn 10. Đây là trận đánh lớn nhất và chiến thắng oanh liệt nhất của quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, được gọi là “ Điện Biên Phủ trên đất Quảng Nam”.

“Trong chiến công chung của xứ Quảng thấm máu của nhiều đồng đội. Hồi đó, ông ở vai trò vị trí gì trong đội hình đánh giặc?”, tôi buột miệng. Đại tá, anh hùng Lê Hải Lý: “Tôi ở Đại đội 22 trợ chiến Quảng Nam, có 4 trung đội (cối 81, 12, 7 ly, phóng bom và đại liên) bố trí hướng phía bắc, dưới đồng 5 sào ở nhà thầy Tài. Lúc đầu ở ngoài đình Tứ Sơn, sau đó chuyển sát chân núi Bồ Bồ. Địch rất đông, xe tăng, xe bọc thép lên hàng trăm chiếc. Quyết tâm đánh chiếm đỉnh Bồ Bồ, đại đội tôi phân công nhau vác đạn cối 81 chiến lợi phẩm đánh xuống Ba Truông. Quân ta đánh chiếm điểm chính hết đạn, liền phân công nhau lấy đạn pháo cối. Tôi vác đạn bị thương ở phía sau lưng, nhưng viên đạn ga-răng lại chạy ra cánh tay phải, may mắn gặp cô Lý du kích Tứ Sơn khiêng ra. Hồi ấy chúng tôi còn rất trẻ, tuổi chỉ 18, 20. Tôi nhớ trước khi đi đánh trận này, Tỉnh đội trưởng Võ Thứ chuẩn bị công tác hậu cần rất kỹ, xác định việc chết sống rất rõ, giao cho anh em đào sẵn 2 hào để sẵn sàng chôn cất các liệt sĩ hy sinh. Tôi lên vác đạn gặp xác địch ngổn ngang, máu chảy tràn…Chiến tranh mà! Chết chóc, mất mát nhiều quá. Mỗi lần về Bồ Bồ, tôi lại nhớ thương đồng đội đã ngả xuống và nhớ ơn cô Lý du kích đã cứu sống mình.”

 Trong hương khói bảng lãng, một làn gió mát đi qua, dường như  anh linh đồng chí đồng đội đã về chứng nhận tình cảm vợ chồng đại tá Lê Hải Lý dành cho những người hiến dâng xương máu cho Tổ quốc.

Xe chúng tôi qua Cẩm Lý-ngả ba Trùm Giao, nơi xưa là đồn Trùm Giao của địch, nay là một trường tiểu học có kênh mương chảy qua. Anh Lý nhớ lại với vẻ mặt không vui: “ Ở Trường Giảng, Cẩm Lý, tôi đánh trận không thắng, do có kẻ nội ứng cho địch. Lúc đó, tôi là chiến sĩ của Tỉnh đội tham gia đánh cùng Đại đội 61. Ở đoạn cống Chánh Hồ, hồi năm 1974, tôi về phép thăm nhà, có 1 tiểu đội bảo vệ. Nhưng có 2 tên điệp chỉ điểm cho ngụy vây tôi. Hai máy bay trực thăng ra rả gọi Lê Hải Lý, Tỉnh đội trưởng Quảng Nam về xã đầu hàng. Anh Lê Công Thạnh, Phó Chính ủy Quảng Đà điện báo với Tiểu đoàn 3 của ta đóng ở Cồn Phủ ( La Trung bây giờ) hỗ trợ cho tôi. Lúc đó trời mưa nặng hạt, tháng 10 nước băng đồng. Bộ đội ta bị thương 4 người, lại hết đạn. Anh em bảo vệ lo: Bây giờ không có đường đi, địch vây khắp nơi. Tôi bảo: Ta băng đồng thôi, đi sát bờ rào địch ở Phong Thử. Anh em lại lo: Thương binh làm sao đây?. Tôi bảo: Kiếm thuyền chở thương binh, chở đạn về. Vậy là tôi qua bến Hạc, qua luôn sông gặp đồng chí Phùng Thành, Bí thư Huyện ủy Điện Bàn đón ở Gò Nổi. Thoát chết.

Xe chúng tôi về Điện Thọ, ghé nhà thờ ông nội của anh Lý- thủ sắc Lê Văn Tập. Vợ chồng đại tá Lê Hải Lý thành kính dâng hương trên bàn thờ, tặng quà cho gia đình anh Lê Văn Ái, cháu kêu ông thủ sắc bằng cố. Bà Phan Thị Hải, chị dâu anh Lý kể: Chú Lý hồi nhỏ giỏi lắm, siêng bắt cá, bắt lươn. Sau đó tham gia du kích thôn, làm liên lạc chạy loanh quanh, năm 1950 xung phong đi bộ đội. Anh Lê Văn Tâm, bà con với anh Lý, từng là chiến sĩ đặc công đơn vị H29 Quảng Nam-Đà Nẵng kể: Nhà ông nội anh Lý có 4 người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt ông cố tôi đẻ ra 9 người con trai, 2 người con gái đều hy sinh.  Nhà đang ở thuộc thôn Trung, làng La Huân. Quê chính của anh Lý ở làng Giáng La. Năm 1975 sáp nhập thôn Trung và làng Giáng La thành La Trung. Trong kháng chiến chống Pháp, anh em bộ đội về xứ ni làm ruộng nhiều, được dân thương mến, đùm bọc, giúp đỡ như con trong nhà. Làng Giáng La là chiếc nôi của cách mạng, nơi có Đảng sớm, thành lập chi bộ đầu tiên tên là Phan Vàng (người bí thư đầu tiên của làng Giáng La). Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi hoạt động cách mạng đầu tiên, có nhà thờ họ Phan được công nhận là di tích lịch sử cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Giáng La là “đất thánh của cộng sản”, nổi tiếng có nhiều gia đình trụ bám. Làng hồi đó có 140 ha, nhưng có 3 đồn địch đóng là Bà Đá, Bà Lý, Ông Liệu. Bà Phan Thị Hải là đảng viên kiên cường bám trụ, làng chúng tôi tự hào có truyền thống cách mạng, có nhiều gia đình liệt sĩ, thương binh và nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tôi nghĩ, còn biết bao điều mà những người làm sách chúng tôi còn phải tiếp tục gặp nhiều đồng chí, đồng đội, đồng bào... Phải viết nhanh thôi, nhất là khi các anh chị đang còn sống, chứ không khéo, sau này lớp con cháu nghĩ đó như là chuyện cổ tích, hoặc huyền thoại mà thôi.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
UBMTTQVN phường Điện Ngọc tọa đàm xây dựng tộc văn hoá
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức bế mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân năm 2024.
Hội LHPN phường Điện Ngọc tổ chức liên hoan văn nghệ “Tự hào Đất nước và những người Mẹ”
Hội LHPN phường Điện Nam Bắc tổ chức đêm văn nghệ “Ký ức tháng 4”
CLB Bóng bàn thị xã Điện Bàn tổ chức giải bóng bàn mở rộng năm 2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Điện Thắng Bắc tổ chức Hội thi Rung chuông vàng
Điện Thắng Trung tổ chức giải cờ tướng năm 2024
Điện Thắng Bắc tổ chức giải bóng chuyền "Bông lúa vàng" 2024
Phường Điện Ngọc khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X năm 2024
Câu lạc bộ Cờ tướng 24h thị xã tổ chức “Giải Cờ tướng đồng đội 24h Điện Bàn”
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Hà Đằng - Khí tiết một nhà nho xứ Quảng
Nghị sĩ Phan Thanh và nỗi lòng dân nước
Ông Mỹ đắp đường
Vai trò tộc họ ở làng Thanh Quýt
Điện Bàn tập trung đầu tư thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng trung tâm văn hóa thể thao xã
Tập trung công tác xây dựng gia đình văn hóa
Bảo tàng Điện Bàn liên tục mở cửa đón khách trong dịp đầu năm mới Giáp Ngọ 2014
Ngày hội Học sinh – sinh viên và Hội thi “Khi tôi 18” Huyện Điện Bàn năm 2014
Khai mạc Liên hoan văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân lần thứ XVII năm 2014.
Trồng cây xanh tại Khu di tích lịch sử cách mạng xã Điện ngọc
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm