Nội dung chi tiết

Anh Năm Dừa
Tác giả: Lê Năng Đông .Ngày đăng: 23/01/2014 .Lượt xem: 3143 lượt. [In bài]
“Năm Dừa là người lanh lẹ, gan dạ, mưu trí “xuất quỷ nhập thần”, có những trận đánh nở hoa trong lòng địch, làm nên những chiến công vang dội, khiến chúng mất ăn, mất ngủ. Nhiều nơi, chỉ nghe tên Năm Dừa địch đã khiếp sợ". Đó là nhận xét của đồng chí, đồng đội về anh - người cộng sản "xuất quỷ nhập thần".

Nguyễn Thanh Năm, bí danh Năm Dừa, sinh năm 1937, tại làng Cẩm Sa, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, một quê hương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Khi mới 3 tuổi, cha anh bị giặc Pháp bắt đi xâu, rồi bị bệnh chết. Từ đó hai mẹ con sống cuộc sống cơ cực, đói khổ, lang thang khắp chợ quán ở Vĩnh Điện, Hội An, ăn xin sống qua ngày. 15-16 tuổi, anh Năm Dừa hăng hái tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên và được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Lao động.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ, anh Năm Dừa thoát ly theo cách mạng, làm giao liên cho cơ quan của tỉnh ở cánh Bắc với mơ ước trở thành một người cán bộ tuyên truyền: mitting hay, nói chuyện hay, nhưng lại không biết chữ. Người có ảnh hưởng lớn nhất với anh là đồng chí Hồ Nghinh. Một lần được nghe đồng chí Hồ Nghinh truyền đạt Nghị quyết 15, anh Năm Dừa rất thấm nhiệm vụ: “Phải diệt ác, phải phá kèm, phải đánh đổ địch từng phần, giành thắng lợi từng bước theo vết thời gian, phải diệt bọn ác ôn ngay trong ấp, trong thôn; phá tan ấp chiến lược từng thôn, từng xã và từ đó phát động phong trào quần chúng lan thành phong trào mở rộng giải phóng nông thôn, lấy bàn đạp nơi này tấn công nơi khác, giành được nông thôn về tay mình”.

Học xong, anh được cấp trên tin tưởng đưa về làm cán bộ huyện Điện Bàn và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam tháng 12/1959, được phân công phụ trách công tác vũ trang tuyên truyền, diệt ác phá kèm ở khu Trung huyện Điện Bàn. Khi được giao nhiệm vụ mới, anh Năm Dừa tâm sự với đồng chí, đồng đội: “gian khổ hy sinh mình không sợ. Nhiệm vụ công tác mình cũng có chút ít kinh nghiệm, nhất là diệt ác, phá kèm. Còn việc tuyên truyền, phát động quần chúng thì mình thật sự lo lắng, chẳng biết bắt đầu từ đâu ?”.

Bạn bè khuyên: “Phải học”, Năm Dừa tự hỏi: Học như thế nào? Ai dạy ? Trường nào dạy ?. Nhưng rồi anh nghĩ mình phải cố gắng học. Từ đó, anh Năm Dừa vừa công tác, vừa học, nhất là học cách nói năng, cách đặt vấn đề, cách phát động quần chúng. Có lần anh lén ra ngoài đồng ruộng, đứng trước gò mả, mảnh đất trống, rồi cũng “Kính thưa đồng chí, kính thưa đồng bào!”. Có lần, đồng chí Hồ Nghinh bắt gặp, bí mật ngồi nghe rồi kể lại. Anh em được một trận cười vỡ bụng, nhưng trong lòng ai cũng nể phục. Nhờ tập luyện như thế anh có được trí nhớ lâu. Có đồng chí kể lại rằng: “Các nghị quyết anh truyền đạt bằng miệng nhưng rõ ràng, dễ hiểu và sâu sắc”. Nhiều người không ngớt lời khen ngợi tài năng ăn nói: “Ông Năm Dừa phát động thì con kiến trong hang cũng bò ra nghe”.

Cuối năm 1961, anh Năm Dừa tham gia chỉ huy một số trận đánh diệt những đơn vị dân vệ kìm kẹp nhân dân, trong đó nổi lên trận đánh diệt trung đội dân vệ gác giữ cầu Kỳ Lam. Để tiêu diệt toán trung đội dân vệ cầu Kỳ Lam, anh phải hoá trang thành người đi mua lá keo vào điều tra tình hình địch, nắm địa hình và lập kế hoạch chiến đấu. Trận này ta tiêu diệt trung đội địch, thu 15 súng. Tiếp đó tháng 4/1962, anh Năm Dừa tham gia chỉ huy đánh mâm tề ở xã, đánh trung đội tổng đoàn tại Thủy Bồ, sau đó phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, xây dựng công sự, dựng chướng ngại vật, tổ chức mitting và mở tòa án nhân dân xét xử những tên tay sai có nợ máu với nhân dân.

Cuối năm 1963, anh Năm Dừa được đưa ra miền Bắc chữa bệnh. Trong thời gian chữa bệnh, anh luôn nung nấu mong sớm trở lại chiến trường để chia lửa cùng đồng chí, đồng bào. Tháng 3/1964, trở lại quê hương, được bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, làm Bí thư Ban quân sự vùng cát (vùng C) Điện Bàn. Tại đây, anh Năm Dừa cùng các đồng chí đã tổ chức cuộc bao vây tiêu diệt một đội ác ôn địch, giành thắng lợi lớn, góp phần giải phóng một vùng rộng lớn trong năm 1964.

Với những chiến công vang dội, tại Đại hội Đảng bộ Quảng Đà lần thứ VI (12/1964) ở Ô Rây, huyện Hiên (nay là Đông Giang). Anh Năm Dừa vinh dự được báo cáo điển hình về công tác phát động quần chúng diệt ác, phá kèm. Mở đầu bài phát biểu anh khẳng định: “Quần chúng rất tốt, ai cũng sẵn sàng ủng hộ cách mạng. Nhưng quan trọng là người cán bộ có biết nói để mọi người nghe hay không”. Đại hội lặng im nghe người cán bộ có đôi mắt sáng, gương mặt xương xương báo cáo kinh nghiệm những ngày đi phát động quần chúng. Tại Đại hội anh Năm Dừa được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, làm Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Đà.

Sau khi quân Mỹ đổ bộ vào nước ta, Đà Nẵng trở thành căn cứ liên hiệp hải lục không quân khổng lồ của Mỹ. Anh Năm Dừa được giao nhiệm vụ Bí thư khu I, huyện Hoà Vang, kiêm Bí thư Quận uỷ quận II, rồi Bí thư Quận uỷ quận I Đà Nẵng. Anh trực tiếp xây dựng và chỉ huy lực lượng biệt động thành, nắm và chỉ đạo Tổng hội sinh viên học sinh Đà Nẵng, anh xâm nhập vào thợ máy, bà con tiểu thương ở các chợ, ở nội thành, gặp gỡ các nhà công thương và trí thức yêu nước, động viên họ tham gia vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Đã có bao nhiêu câu chuyện, huyền thoại về hoạt động “xuất quỷ nhập thần” của anh giữa lòng thành phố, có những trận đánh “nở hoa trong lòng địch”, khiến kẻ địch khiếp sợ, chúng đã treo giải thưởng hàng triệu đồng (tiền chế độ Sài Gòn) để có được chiếc đầu người cán bộ cộng sản này, nhưng đều thất bại. Chính anh Năm Dừa là người đã xây dựng nhiều cơ sở cách mạng kiên trung trên đất Thanh Khê trong đó phải kể đến mẹ Nhu anh hùng (Lê Thị Dãnh). Từ đấy, anh Năm Dừa liên tục công tác, chiến đấu và lập nhiều chiến công cho đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh Năm Dừa tiếp tục công tác và giữ nhiều chức vụ quan trọng cho đến khi nghỉ hưu năm 1993.

Trước khi ra đi về cõi vĩnh hằng, anh Năm Dừa luôn trăn trở: “Thắng lợi rồi mà mình chưa làm được việc gì cho bà con cô bác”. Nhận xét về anh Năm Dừa, đồng chí Nguyễn Hồng Thắng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Điện Bàn, xúc động nói: “Năm Dừa là người lanh lẹ, gan dạ, mưu trí “xuất quỷ nhập thần”, có những trận đánh nở hoa trong lòng địch, làm nên những chiến công vang dội, khiến chúng mất ăn, mất ngủ. Nhiều nơi, chỉ nghe tên Năm Dừa địch đã khiếp sợ. Nếu như ở Nam Quảng Nam, nổi lên những chiến sĩ tiên phong cách mạng trong cao trào đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc có Mười Chấp, thì ở phía Bắc Quảng Nam có Năm Dừa”.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
UBMTTQVN phường Điện Ngọc tọa đàm xây dựng tộc văn hoá
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức bế mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân năm 2024.
Hội LHPN phường Điện Ngọc tổ chức liên hoan văn nghệ “Tự hào Đất nước và những người Mẹ”
Hội LHPN phường Điện Nam Bắc tổ chức đêm văn nghệ “Ký ức tháng 4”
CLB Bóng bàn thị xã Điện Bàn tổ chức giải bóng bàn mở rộng năm 2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Điện Thắng Bắc tổ chức Hội thi Rung chuông vàng
Điện Thắng Trung tổ chức giải cờ tướng năm 2024
Điện Thắng Bắc tổ chức giải bóng chuyền "Bông lúa vàng" 2024
Phường Điện Ngọc khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X năm 2024
Câu lạc bộ Cờ tướng 24h thị xã tổ chức “Giải Cờ tướng đồng đội 24h Điện Bàn”
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Chuyện về Anh hùng Lê Hải Lý
Hà Đằng - Khí tiết một nhà nho xứ Quảng
Nghị sĩ Phan Thanh và nỗi lòng dân nước
Ông Mỹ đắp đường
Vai trò tộc họ ở làng Thanh Quýt
Điện Bàn tập trung đầu tư thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng trung tâm văn hóa thể thao xã
Tập trung công tác xây dựng gia đình văn hóa
Bảo tàng Điện Bàn liên tục mở cửa đón khách trong dịp đầu năm mới Giáp Ngọ 2014
Ngày hội Học sinh – sinh viên và Hội thi “Khi tôi 18” Huyện Điện Bàn năm 2014
Khai mạc Liên hoan văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân lần thứ XVII năm 2014.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm