Nội dung chi tiết

Thương hiệu gạo hữu cơ Phong Thử
Tác giả: Song Thanh .Ngày đăng: 27/11/2021 .Lượt xem: 1830 lượt. [In bài]
Phong Thử, xã Điện Thọ là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho cây lúa. Gạo ở đây từ xưa đã nổi tiếng với vị ngọt, dẻo, mềm. Với phương châm “Vì sự an toàn của người tiêu dùng”, những người tâm huyết với ngành nông nghiệp quê hương đã tạo ra giống lúa gạo hữu cơ Phong Thử để cho người tiêu dùng sử dụng mà không lo sợ việc tồn dư hóa chất, tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sức khỏe.

“Hoài thai” một ý tưởng mới…

Phong Thử có tên cũ là làng Hoa Thử, đồng đất tốt nhờ sa bồi hằng năm của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia nên sản phẩm qua truyền thống thâm canh và tay nghề của người dân đã tạo ra sự khác biệt cho đời sống kinh tế ở đây. Sau hòa bình đến nay, hệ thống giao thông gồm đường sắt và đường bộ đi qua Phong Thử như những ô bàn cờ, càng giúp cho vùng này phát triển…

Tận dụng những ưu thế sẵn có, tháng 1 năm 2017 Công ty cổ phần Giống nông nghiệp Điện Bàn được thành lập và tiên phong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Bước đầu định hướng ấy đã đem lại hiệu quả thiết thực, công ty xây dựng được thương hiệu gạo sạch Phong Thử.



  Ông Nguyễn Phước Thiện người tạo ra giống gạo Phong Thử chia sẻ; “Chúng tôi đã nghiên cứu, chọn ra những dòng phân ly tốt của giống lúa để nhân rộng phục vụ sản xuất. Đồng thời, tập huấn cho nông dân kỹ thuật nhân giống để quản lý chất lượng ngay từ khâu giống. Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước cho hợp lý để chống đổ làm ảnh hưởng năng suất”.

Theo tìm hiểu gạo Phong Thử được người dùng ưa chuộng vì độ dẻo thơm. Gạo quê Phong Thử bao phủ phía ngoài cùng hạt gạo là lớp vỏ mỏng có màu vàng nhạt, đen đen khi vừa gặt xong chỉ chỉ tiến hành xay tuốt trấu không qua khâu đánh bóng và làm trắng hạt gạo nên giúp hạt gạo giữ lại được lớp vỏ cám quý giá. Cám gạo có chứa nhiều chất xơ, các vitamin như: B1, B2, B3, B5, B6, B9, khoáng vi lượng gồm: canxi, sắt, kẽm, magie, kali, photpho, mangan nằm chủ yếu ở lớp cám, còn phía bên trong hạt gạo chứa tinh bột và đường.

Thơm ngon nồi cơm gạo quê Phong Thử

Theo lời người dân ở nơi đây, chỉ cần mở nồi cơm được nấu từ gạo Phong Thử mới gặt, thì hương thơm bay ngào ngạt. Chính vì mùi thơm đặc biệt này, gạo Phong Thử trở thành món quà dân giã mà quý giá của đồng quê. Gạo nơi đây hạt trong, cơm ngon, dẻo, đậm đà, giàu dinh dưỡng nên được người tiêu dùng chọn lựa nhiều mặc dù giá cao hơn so với nhiều loại gạo khác.

Bà Nguyễn Thị Phong trú ở xã Điện Thọ cho biết: “Trước đây tôi cũng làm 6 sào ruộng, theo phương thức truyền thống, bón phân, phun thuốc... Từ hồi công ty nhận ruộng và liên kết, hướng dẫn để làm lúa hữu cơ, tôi thấy rất hiệu quả. Lúa cứng cây, chắc hạt dù không bón chút phân hóa học nào hết, chỉ bón bằng phân hữu cơ. Ruộng cũng không phải dùng thuốc trừ sâu. Tôi và gia đình cũng yên tâm hơn khi sản xuất theo hướng hữu cơ và sử dụng lúa gạo do mình làm ra”.


  Nắm bắt nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế của gạo Phong Thử, chính quyền nơi đây đã xác định sản phẩm gạo nơi đây là một trong những cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng của địa phương. Xã đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu gạo Phong Thử trên báo chí các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thu mua, xay xát và đóng gói theo đúng phương thức truyền thống nhằm bảo đảm chất lượng gạo đặc sản khi đến tay người tiêu dùng. Gạo quê Phong Thử đang bán trên thị trường, có các đại lý ở Đà Nẵng, TP HCM và tham dự vài hội chợ nông sản sạch mà tôi thấy lâu nay, là vậy. Nó đang trong quá trình “hoài thai” của một ý tưởng mới hướng tới bảo vệ mâm cơm cho người dân.

Cây lúa được trồng trên đồng ruộng quê hương Phong Thử và trở thành đặc sản. Gạo Phong Thử thường được dùng trong bữa ăn hằng ngày, ngày giỗ, ngày Tết, dâng cúng tổ tiên hoặc làm quà biếu. Dù không phải là món quà xa xỉ, “siêu đắt” nhưng người được biếu thường thích món quà này vì hạt gạo dẻo và thơm, bất cứ ai ăn vào rồi đều nhớ mãi hương vị của nó.

Người nông dân Điện Thọ “một nắng hai sương” thêm tự hào bởi hạt gạo họ làm ra đang mang trong nó những giá trị văn hóa hơn là lương thực thuần túy. Bữa ăn sum họp gia đình khi nồi cơm mới hé vung, hương vị của quê hương lan tỏa khắp nhà. Ấy là ước mơ của người nông dân Phong Thử về đặc sản quê hương do chính họ nâng niu gieo trồng được thương mại hóa rộng rãi, vừa sẻ chia “miếng ngon” quê hương với mọi người, vừa giúp họ làm giàu từ cây lúa truyền thống.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Tiếp đà hồi sinh cây dâu
Vun giấc mơ với vườn rừng
Phường Điện Nam Trung tổ chức tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2021, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 và cả năm 2022.
Hội nghị triển khai liên kết sản xuất ớt xuất khẩu năm 2021 trên địa bàn thị xã Điện Bàn
HTX Nông nghiệp Điện Trung triển khai dự án liên kết sản xuất và bao tiêu ớt trên địa bàn.
Thanh toán tiền điện dễ dàng hơn bằng QR Code
Thấp thỏm vụ cúc Tết
Khai giảng lớp kỹ thuật chế biến món ăn năm 2021 tại xã Điện Phước
Lãnh đạo thị xã thăm các doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
Thư chúc mừng của UBND tỉnh Quảng Nam nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm